Đau lưng là triệu chứng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thiếu tập trung. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid hay thuốc chống trầm cảm để cải thiện triệu chứng này.
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Những loại thuốc giảm đau lưng phổ biến
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng, mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau thích hợp.
Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, do đó nếu bạn bị đau lưng do những bệnh lý mãn tính, bạn cần kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu khác.
Sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát những tình huống rủi ro.
Dưới đây là những loại thuốc giảm đau lưng được sử dụng phổ biến nhất.
1. Thuốc giảm đau thông thường
Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất, hầu hết những loại thuốc này đều không kê đơn và bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc tây.
Thuốc giảm đau thông thường thích hợp với người bị đau lưng do vận động quá mức hoặc người mắc các bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ. Nhóm thuốc này được đánh giá an toàn hơn so với các loại thuốc giảm đau khác.
Thuốc giảm đau thông thường được sử dụng nhiều nhất là Acetaminophen hay còn gọi Paracetamol. Acetaminophen không gây kích ứng lên cơ quan tiêu hóa và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên bệnh nhân suy thận, gan nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Nếu tình trạng không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid để cải thiện tình hình.
NSAID không chỉ có tác dụng giảm đau, thuốc còn có khả năng cải thiện hiện tượng sưng viêm. Nếu cơn đau lưng đi kèm với biểu hiện sưng, nhức bạn có thể cân nhắc việc sử dụng NSAID.
Tuy nhiên NSAID có thể kích thích mạnh lên các cơ quan tiêu hóa, đường tiết niệu và tuần hoàn máu. Nếu bạn có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
Một số NSAID phổ biến:
- Aspirin
- Ibuprofen
- Diclofenac
- Naproxen
Đây là những loại NSAID không kê toa, nếu triệu chứng không thuyên giảm khi sử dụng những loại thuốc này, bạn có thể cân nhắc sử dụng NSAID kê toa.
3. Opioids (Thuốc giảm đau gây nghiện)
Nếu cơn đau lưng ngày càng nghiêm trọng và không thuyên giảm khi bạn dùng những loại thuốc nói trên, Opioids có thể được cân nhắc sử dụng. Opioids là thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện nên chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn.
Các loại thuốc thuộc nhóm Opioids được dùng phổ biến, bao gồm:
- Morphin: Loại thuốc này có hiệu quả với những cơn đau nhức nặng nề. Ngoài tác dụng giảm đau, Morphin còn gây ra một số tác dụng không mong muốn như khoái cảm, giảm buồn rầu, sợ hãi, mất cảm giác đói,… Dùng thuốc ở liều cao có thể gây nghiện, ức chế hô hấp và hạ huyết áp.
- Pethidin: Làm giảm đau nhanh chóng nhưng tác dụng kém hơn so với Morphin. Loại thuốc này được sử dụng đối với cơn đau lưng vừa và nặng. Lạm dụng Pethidin có thể gây độc cho thần kinh, gây co giật và giật cơ.
- Codein: Codein có tác dụng kém hơn so với hai loại thuốc trên. Tuy nhiên Codein lại là loại thuốc ít gây tác dụng phụ, bao gồm cả nghiện thuốc.
Opioids không hoạt động tốt đối với cơn đau mãn tính, chính vì vậy bác sĩ thường chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân đau lưng do chấn thương, tai nạn.
4. Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được chỉ định khi thuốc giảm đau và NSAID không cải thiện được cơn đau lưng. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách giảm co thắt cơ bắp và chèn ép lên đốt sống.
Thuốc giãn cơ đặc biệt thích hợp với chấn thương cấp tính (đau lưng khi chơi thể thao, mang vác nặng,…). Những loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến, gồm có:
- Xyclobenzaprine
- Baclofen
- Carisoprodol
- Tizanidine
Thuốc có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, do đó bạn cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian sử dụng.
5. Corticosteroid
Tương tự NSAID, Corticosteroid vừa có tác dụng chống viêm và giảm đau. Thuốc hoạt động tương tự cortisone do tuyến thượng thận sản xuất. Corticosteroid ức chế quá trình miễn dịch của cơ thể, giúp giảm hiện tượng sưng, đau nhức ở lưng.
Thuốc được sử dụng ở cả đường uống và đường tiêm. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng để chỉ định dạng bào chế thích hợp. Corticosetroid gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy thuốc chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Hầu hết, loại thuốc này được chỉ định với bệnh nhân bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng hoặc do các bệnh lý mãn tính gây ra.
Lạm dụng Corticosteroid có thể làm giảm khả năng miễn dịch và gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
6. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm được bào chế để điều trị các vấn đề về hệ thần kinh. Tuy nhiên thuốc cũng được sử dụng để kiểm soát cơn đau lưng mãn tính bằng cách làm gián đoạn tín hiệu đau từ cơ quan bị tổn thương lên hệ thần kinh trung ương.
Duloxetine là loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng điều trị cơn đau lưng, viêm khớp mãn tính, đau xơ cơ,… Thuốc hoạt động bằng cách khôi phục serotonin và norepinephrine có trong não.
ĐẬP TAN cơn đau lưng, phục hồi vận động, ngăn tái phát với bài thuốc Y học cổ truyền QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG
Là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng Y học cổ truyền vào chữa bệnh và chăm sóc cho nhân dân, Trung tâm Thuốc Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã dành nhiều năm thành công hoàn thiện bài thuốc đặc trị các bệnh lý về xương khớp QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG.
Quốc dược Phục cốt khang được kế thừa và phát triển từ nhiều bài thuốc cổ phương giá trị, nổi bật nhất là cốt thuốc đặc trị bệnh xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn kết hợp với y pháp bậc thầy của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của khoa học hiện đại, Quốc dược Phục cốt khang đã được hoàn thiện với công thức ưu việt, bảng thành phần hoàn chỉnh, phù hợp với thể trạng, thể bệnh người Việt hiện đại.
Kể từ khi được ứng dụng rộng rãi trong điều trị thực tiễn, Quốc dược Phục cốt khang đã mang đến cơ hội cho hàng triệu bệnh nhân xương khớp nặng, mãn tính thoát khỏi đau nhức, phục hồi vận động trở về với cuộc sống khỏe mạnh.
Vì sao bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được hàng triệu bệnh nhân tin dùng và lựa chọn điều trị tận gốc chứng đau lưng?
Ứng dụng nguyên tắc trị bệnh tận gốc của Y học cổ truyền, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp nhuần nhuyễn 3 nhóm thuộc ĐỘT PHÁ, thực hiện cùng lúc nhiều nhiều vụ: Loại bỏ căn nguyên gây bệnh – Chấm dứt đau nhức, tê bì – Phục hồi khả năng vận động cua cột sống và ngăn bệnh tái phát toàn diện.
Tính cá nhân hóa cao là ưu điểm nổi bật góp phần làm nên tính ưu việt cho bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn, lên phác đồ CHUYÊN BIỆT phù hợp thể trạng, thể bệnh. Nhờ vậy, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả cao mọi mức độ đau lưng từ nhẹ đến nặng.
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang quy tụ hơn 50 loại thảo dược thượng hạng, sở hữu nguồn dược chất dồi dào, có giá trị cao bậc nhất trong việc giảm đau, nuôi dưỡng xương khớp, tăng cường vận động linh hoạt. Trong đó, nhiều vị thuốc là bí dược của người Tày, lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng bài bản tại Việt Nam, tiêu biểu như: Thau pú lùa (Kê huyết đằng), Tào đông, Thau pinh, Phác mạy nghiến, Phác mạy liến, Phác kháo cài, Co bát vạ…
Ngoài ra, bảng thành phần còn có sự góp mặt của những vị thuốc Nam quý hiếm khác như: Hầu vĩ tóc, vỏ gạo, vương cốt đằng, thiên niên kiện, dây đau xương, bạc thau, đẳng sâm, ngưu tất… có tác dụng tuyệt vời trong việc tái tạo nguyên bào xương, phục hồi các tổn thương trên xương khớp.
Tất cả dược liệu đều phải trải qua các bước kiểm định nghiêm ngặt, gắt gao theo tiêu chí “3 không”: không gây tác dụng phụ – không gây nhờn thuốc – không gây nghiện thuốc, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
Để gia tăng hiệu quả điều trị và rút ngăn thời gian phục hồi, Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng phác đồ điều trị đau xương khớp hoàn chỉnh, kết hợp thuốc uống thảo dược đặc trị Quốc dược Phục cốt khang với các liệu pháp đặc biệt như:
- Trị liệu Y học cổ truyền bấm huyệt, châm cứu, điện châm, cấy chỉ catgut… giúp thư giãn gân cốt, đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, cải thiện khả năng vận động.
- Cồn thảo xoa bóp thảo dược giảm đau, kháng viêm tại chỗ, xoa dịu đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng và bài tập khoa học được bác sĩ tư vấn và đồng hành trong suốt quá trình điều trị.
Quý độc giả và người bệnh đang có nhu cầu tìm hiểu và điều trị đau lưng, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Trên thực tế, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giảm đau lưng không được đề cập trong bài viết. Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất được yêu cầu nhằm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!