Dị ứng thức ăn: Dấu hiệu và thông tin cần biết

1 năm trước 21

Dị ứng thức ăn có các dấu hiệu nhận biết dễ nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm, không dung nạp thức ăn,…. Nếu không chú ý quan sát và phát hiện sớm có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, tim mạch, da,…. Trường hợp nghiêm trọng, có thể bị sốc phản vệ và đe doạ đến tính mạng khi không can thiệp y tế kịp thời.

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức trước một số thành phần đặc biệt có trong thức ăn ngay sau khi dung nạp khoảng vài phút đến hai giờ. Khi khởi phát, sẽ gặp các vấn đề về tiêu hoá, đường thở bị sưng, nổi mề đay hoặc những triệu chứng điển hình khác.

Dị ứng thức ăn có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt về giới tính và độ tuổi. Trong đó, theo các thống kê uy tín, ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em (6 – 8%) và người trưởng thành (khoảng 3%). Riêng đối với trẻ em, nếu không có phương pháp điều trị dứt điểm sẽ có thể làm tăng nguy cơ tái lại các triệu chứng đã gặp trong tương lai.

dị ứng thức ănDị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức trước một số thành phần đặc biệt có trong thức ăn

Về cơ bản, dị ứng thức ăn có thể khiến bề ngoài (da) không còn mịn màng, tinh thần mệt mỏi và khó chịu, cơ thể không thoải mái,…. Từ đó, tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc và những hoạt động hằng ngày. Trường hợp nặng hơn (xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng) có thể sẽ rơi vào tình trạng sốc phản vệ và đe doạ đến tính mạng khi không can thiệp y tế kịp thời.

Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ ràng giữa dị ứng thức ăn và không dung nạp thức ăn để tránh sự nhầm lẫn. Bởi vì không dung nạp thức ăn sẽ không liên quan đến hệ miễn dịch. Đồng thời, mức độ cũng ít nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu dị ứng thức ăn

Dấu hiệu dị ứng thức ăn sẽ được biểu hiện theo hai mức độ: nhẹ và nghiêm trọng. Đối với mức độ nhẹ có thể ngứa trong miệng/toàn thân, phát ban/chàm, nổi mề đay, sưng mặt/môi/lưỡi hoặc những bộ phận khác trên cơ thể. Buồn nôn/nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nghẹt mũi, thở khò khè hoặc khó thở. Ngất xỉu hoặc chóng mặt. Đối với mức độ nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ và dẫn đến tử vong khi không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Đi kèm theo đó, dấu hiệu nhận biết sẽ bao gồm:

  • Mạch đập nhanh.
  • Đường thở bị hạn chế hoặc thắt chặt.
  • Cổ họng sưng hoặc cổ họng có cảm giác như bị nghẹn – làm cho quá trình thở trở nên khó khăn hơn.
  • Huyết áp giảm đột ngột hoặc nghiêm trọng gây sốc.
  • Chóng mặt hoặc đánh mất ý thức.
dị ứng thức ănDấu hiệu nhận biết dị ứng thức ăn có thể là cổ họng sưng hoặc cổ họng có cảm giác như bị nghẹn

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, những dấu hiệu này khá giống với những dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm, thiếu enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hoá 1 loại thức ăn, bệnh celiac, nhạy cảm với một số phụ gia thực phẩm và độc tính histamin. Chi tiết như sau:

  • Ngộ độc thực phẩm: Xuất hiện các triệu chứng gần tương tự với dị ứng thức ăn, nhưng khác về nguyên nhân. Chẳng hạn, ngộ độc thực phẩm có thể khởi phát bởi độc tố được tạo thành từ vi khuẩn bên trong cá ngừ và những loại cá khác.
  • Thiếu emzyme cần thiết cho quá trình tiêu hoá 1 loại thức ăn: Một ví dụ cụ thể là thiếu ezyme lactase khiến cho khả năng tiêu hoá sữa, đường bị giảm đáng kể. Gây ra tình trạng tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi,….
  • Bệnh celiac: Người mắc bệnh celiac sẽ dị ứng với gluten. Khi dung nạp thực phẩm có thành phần này sẽ có thể phát sinh các triệu chứng tương đối giống dị ứng thức ăn.
  • Nhạy cảm với một số phụ gia thực phẩm: Tiêu biểu như sulfites có trong trái cây khô, rượu vang, đồ hộp,… có thể khiến người nhạy cảm khởi phát cơn hen suyễn.
  • Độc tính histamin: Theo một số tài liệu , các dấu hiệu điển hình của dị ứng thức ăn có thể là triệu chứng của việc nhiễm độc tính histamin. Ví dụ, cá ngừ, cá thu,… khi không được bảo quản đúng phương pháp sẽ khiến hàm lượng histamin tăng cao, làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Dị ứng thức ăn – nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây dị ứng thức ăn là hệ miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một số thành phần đặc biệt trong thức ăn là chất độc hại hoặc chất lạ. Sau đó ở chế độ hô hấp, cụ thể là hệ miễn dịch sẽ kích thích giải phóng ra những kháng thể IgE (Immunoglobulin E) để làm nhiệm vụ vô hiệu hoá tác nhân gây dị ứng.

Trong những lần tiếp theo, cơ thể tiếp tục dung nạp thức ăn có chứa những thành phần tương tự (dù là một lượng nhỏ), kháng thể IgE sẽ ngay lập tức cảm nhận được và báo hiệu cho hệ miễn dịch bắt đầu giải phóng ra các histamin cùng những chất hoá học khác rồi di chuyển dần vào đường máu. Gây ra những triệu chứng dị ứng khó kiểm soát.

dị ứng thức ănNguyên nhân chính là hệ miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một số thành phần đặc biệt trong thức ăn là chất độc hại hoặc chất lạ

Theo các nghiên cứu, dị ứng thức ăn ở trẻ em thường bị kích hoạt từ protein có trong trứng, đậu phộng, lúa mì, sữa bò, đậu nành và các loại hoạt. Ở người lớn sẽ là protein trong những loại động vật có vỏ (tôm hùm, tôm, cua,…), cá, quả hồ đào và một số loại hạt (óc chó,…).

Ngoài ra, nguyên nhân còn liên quan mật thiết đến hội chứng dị ứng thức ăn phấn hoa (hội chứng dị ứng miệng – ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng bị sốt cỏ khô). Cụ thể hơn, khi bổ sung vào cơ thể một số loại hạt, trái cây hoặc gia vị sẽ có thể gây ra phản ứng dị ứng làm cho miệng nổi ngứa. Trường hợp nghiêm trọng, có thể khiến cổ họng sưng hoặc bản thân bị sốc phản vệ. Mặt khác, protein trong quả hạch, rau, trái cây, gia vị,… có thể gây ra phản ứng bởi chúng khá giống với protein gây dị ứng đã được tìm thấy trong các loại phấn hoa, nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn khi chúng đã được làm chín.

Bên cạnh đó, dị ứng thức ăn và tập thể dục cũng được xác định là có sự liên quan mật thiết. Một số người sau khi dung nạp thức ăn và tập thể dục sẽ có thể cảm thấy cơ thể ngứa ngáy ngắt quãng hoặc liên tục. Nếu mức độ nghiêm trọng, có thể phát ban/sốc phản vệ. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, trước khi tập thể dục vài giờ, không nên dung nạp thức ăn để hạn chế tối đa phản ứng dị ứng.

Đặc biệt, nếu có những yếu tố như tiền sử gia đình, mắc bệnh hen suyễn,… sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng thức ăn. Cụ thể như sau:

  • Tiền sử gia đình: Người có cha mẹ, anh chị, ông bà, cô chú,… có tiền sử bị chàm, nổi mề đay hoặc hen suyễn sẽ dễ bị dị ứng thức ăn hơn người bình thường.
  • Hen suyễn: Thường xảy ra cùng lúc với dị ứng thức ăn và cả hai đều có các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Tuổi: Dị ứng thức ăn ở trẻ mới tập đi hoặc trẻ sơ sinh xảy ra nhiều hơn người trưởng thành. Về sau khi lớn lên hoặc già đi, cơ thể sẽ rất khó để hấp thụ những thành phần có trong thức ăn hoặc thức ăn đã gây phản ứng dị ứng.
  • Yếu tố khác: Người đã từng dị ứng cụ thể một loại thức ăn sẽ có thể dị ứng với nhiều loại thức ăn khác nhau. Đồng thời, sau lần dị ứng đầu tiên, những lần dị ứng tiếp theo sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn.

Chuẩn đoán và điều trị dị ứng thức ăn

Chuẩn đoán dị ứng thức ăn sẽ dựa trên một hoặc nhiều phương pháp cơ bản. Ví dụ như kiểm tra những triệu chứng lâm sàn, khám sức khoẻ tổng quát, đưa ra những câu hỏi liên quan đến thực đơn ăn uống, xét nghiệm máu, sinh thiết da, kiểm tra về yếu tố tâm lý,…. Từ đó, sẽ tổng hợp thông tin và đưa ra kết quả cuối cùng về tác nhân gây dị ứng và phác đồ/phương pháp điều trị.

dị ứng thức ănBác sĩ có thể chuẩn đoán được chính xác tình trạng dị ứng thức ăn thông qua kết quả xét nghiệm máu

Thông thường, những trường hợp nhẹ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin hoặc những loại thuốc tương thích khác để làm giảm triệu chứng ngứa, phát ban,…. Trong trường hợp nghiêm trọng, sẽ cấp cứu và tiêm epinephrine khẩn cấp hoặc điều trị bằng autoinjector epinephrine – thiết bị được kết hợp giữa ống tiêm & kim giấu chỉ tiêm 1 liều duy nhất chứa thuốc khi tiến hành ép vào đùi.

Cách phòng tránh dị ứng thức ăn

Để phòng tránh dị ứng thức ăn hiệu quả, trước tiên nên hiểu rõ về cơ địa bản thân và tình trạng sức khoẻ. Từ đó, lựa chọn được loại thức ăn (rau củ, trái cây, hạt, thịt cá, hải sản,…) phù hợp và không khiến phản ứng dị ứng bị kích hoạt. Trường hợp, không xác định được, nên ghi chép lại những loại thức ăn đã từng khiến cơ thể phát ban, nổi mề đay, khó thở,… sau khi dung nạp để trong những lần kế tiếp, có thể đưa ra lựa chọn dùng bữa đúng đắn hơn.

Ngoài ra, có thể áp dụng thêm một số cách sau đây để phòng tránh dị ứng thức ăn:

  • Tìm hiểu/đọc kĩ thành phần có trong thức ăn hoặc bao bì thức ăn. Mục đích là tránh những tác nhân có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng trên cơ thể.
  • Chuẩn bị sẵn thức ăn mang theo trong mỗi lần đi cắm trại, du lịch,….
  • Không ăn hoặc dùng những loại thức ăn đã ôi thiu, hư hỏng và hết hạn sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nhà bếp trước khi dùng để chế biến thức ăn(chảo, nồi, dao,…).
  • Sử dụng những thiết bị tiên tiến để cảnh báo khả năng dị ứng trước từng loại thức ăn riêng biệt. Chẳng hạn như vòng đeo cổ hoặc vòng đeo tay.
  • Cẩn thận khi dùng bữa tại nhà hàng, quán ăn,…. Phải đảm bảo rằng thức ăn được phục vụ không gây dị ứng hoặc không chứa thành phần gây dị ứng. Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu đầu bếp hỗ trợ riêng.
  • Người thường xuyên bị dị ứng thức ăn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có thể được kê đơn dùng epinephrine trong trường hợp khẩn cấp (nếu xảy ra).
dị ứng thức ănPhòng tránh tình trạng dị ứng thức ăn có thể được thực hiện bằng cách tìm hiểu/đọc kĩ thành phần in trên bao bì thức ăn

Trên đây là chi tiết về tình trạng dị ứng thức ăn, bao gồm dấu hiệu và những thông tin cần biết. Hi vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích của bạn đọc và có thể ứng dụng được trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, phải ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra khi nghi ngờ hoặc phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Đồng thời, không được tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đọc toàn bộ bài viết