Tai của chúng ta có thể nghe được cả hai bên nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị điếc một bên tai. Căn bệnh này không chỉ gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe mà còn làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.
Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...
Điếc một bên tai là gì?
Mất thính giác ở một bên tai tức là bạn khó nghe hoặc bị điếc hoàn toàn không thể nghe được ở một bên tai. Điều này gây ra khó khăn trong việc lắng nghe âm thanh, xác định vị trí của âm thanh xung quanh.
Tình trạng này còn được gọi là mất thính giác một bên hay điếc một bên. Tức là người bệnh không thể nghe ở một bên tai nhưng tai kia vẫn có thể nghe rõ.
Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ khi gặp phải trường hợp mất thính giác. Việc mất thính giác một bên hoặc hai bên tai cần có sự can thiệp của bác sĩ. Đặc biệt là chuyên gia về lĩnh vực tai mũi họng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây giảm thính lực mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc, phẫu thuật hoặc dùng máy trợ thính. Một số trường hợp bệnh có thể tự hết mà không cần điều trị.
Nguyên nhân gây điếc một bên tai
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây điếc một bên tai. Bao gồm những nguyên nhân như sau:
- Chấn thương tai
- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn
- Sử dụng một số loại thuốc
- Tắc nghẽn tai
- Có khối u ở tai
Thay đổi thính giác cũng có thể là kết quả tự nhiên của quá trình lão hóa. Ngoài ra có một số trường hợp có thể gây mất thính giác một bên như:
- Bị u dây thần kinh âm thanh: khối u đè lên dây thần kinh âm thanh làm ảnh hưởng đến thính giác
- Vỡ màng nhĩ: có một lỗ nhỏ hoặc rách màng nhĩ
- Viêm tai ngoài: viêm ở vùng tai ngoài và ống tai
- Viêm tai giữa: nhiễm trùng xuất hiện mủ ở phía sau màng nhĩ.
- Viêm động mạch thái dương: tình trạng viêm và tổn thương các mạch máu ở đầu và cổ.
- Suy đốt sống làm cho lưu lượng máu lên não bị giảm xuống
Nghe kém cũng là hệ lụy của việc dùng một số loại thuốc như: thuốc hóa trị, thuốc lợi tiểu furosemide, aspirin…
Chẩn đoán bệnh điếc một bên tai
Theo thống kê thì có khoảng 15% người bị mất thính lực đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể. Điều này có thể được xác định khi bác sĩ tiến hành các biện pháp kiểm tra.
Bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng các triệu chứng đồng thời kiểm tra lịch sử bệnh án. Tiếp đó là tiến hành kiểm tra tai, mũi họng của bệnh nhân.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện bài kiểm tra thính giác. Trong bài kiểm tra này, bác sĩ sẽ đo lường bằng cách thử phản ứng của bệnh nhân trước hàng loạt âm thanh cũng như mức âm lượng khác nhau. Điều này giúp bác sĩ xác định được phần tai bị tổn thương đồng thời có chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân gây mất thính lực.
Điều trị điếc một bên tai
Việc lựa chọn cách điều trị điếc một bên tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh. Thậm chí trong một số trường hợp sẽ không có cách nào để cải thiện được bệnh
# Phẫu thuật
Nếu bệnh xuất hiện do những dấu hiệu bất thường trong cấu trúc tai hoặc xuất hiện các khối u ở tai thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Thông thường việc phẫu thuật sẽ nhằm mục đích khắc phục những khiếm khuyết ở tai và khắc phục khối u. Điều này đòi hỏi phải có chuyên môn của bác sĩ cũng như các thiết bị chẩn đoán, hỗ trợ hiện đại. Chính vì vậy hãy đến gặp bác sĩ giỏi tại các bệnh viện uy tín để được tư vấn thêm.
# Sử dụng thuốc
Thông thường việc dùng thuốc sẽ được dùng cho bệnh nhân bị điếc tạm thời, ở mức độ nhẹ. Bác sĩ hay chỉ định dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng
- Thuốc nhóm steroid để giảm viêm và sưng.
Tùy theo từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ. Nếu các triệu chứng bệnh ngày càng nặng hoặc có dấu hiệu bất thường thì phải ngưng ngay việc dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.
# Dùng dụng cụ trợ thính
Trường hợp này thường được tiến hành nhằm cải thiện khả năng nghe khi không có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể được gợi ý dùng:
- Máy trợ thính định tuyến âm thanh: gồm máy phát được đặt bên tai bị điếc và máy thu được đặt ở tai còn hoạt động. Khi âm thanh đập vào bên tai bị điếc thì máy phát sẽ tiến hành truyền đến tai bên kia.
- Thiết bị trợ thính xương neo là phương pháp phẫu thuật để cố định máy trong xương sọ phía sau tai điếc. Một thiết bị âm thanh sẽ được gắn bên ngoài, đọc âm thanh và truyền chúng qua xương sọ để đến được với bên tai vẫn còn hoạt động.
Thiết bị trợ thính có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau. Người bệnh nên tìm hiểu để lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của mình.
Nhiều trường hợp mất thính giác có thể là do có dị vật ở trong tai. Bạn không nên tự ý tìm cách loại bỏ chúng vì có thể dễ gây tổn thương tai. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp gặp bất cứ dấu hiệu bất thường như chóng mặt, đau đầu thì cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.