Phương pháp Ortho-K
- Phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng đeo đêm hay còn gọi là là phương pháp điều trị không phẫu thuật, không xâm lấn nhằm khử độ cận mà không còn phụ thuộc vào kính gọng.
- Phương pháp này sử dụng kính tiếp xúc cứng thấm khí đeo trong lúc ngủ để điều chỉnh lại hình dạng giác mạc, qua đó điều chỉnh độ cận thị. Phương pháp này đã rất phát triển và phổ biến ở Mỹ, Nhật, Đài loan, Hồng Kông…
- Ở nước ta, kỹ thuật này đã được áp dụng trong những năm gần đây.
Cơ chế
- Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ toàn nhãn cầu, do đó những thay đổi nhỏ trên giác mạc có thể điều chỉnh được công suất khúc xạ của nhãn cầu.
- Chỉ cần chiều dày giác mạc mỏng đi 6 µm (khoảng 5% chiều dày 1 sợi tóc) là độ cận giảm bớt 1 đi-ốp.
- Chỉ kính tiếp xúc Ortho-K với cấu trúc và chất liệu đặc biệt làm thay đổi hình dạng giác mạc.
- Kính Ortho-K không dùng lực ép cơ học lên mắt mà làm giảm áp lực thủy tĩnh trong lớp nước mắt giữa kính áp tròng và mắt để nắn chỉnh dần dần lớp tế bào trên bề mặt của giác mạc (lớp biểu mô) dẫn đến thay đổi độ cong bề mặt, qua đó thay đổi độ hội tụ của mắt.
Ưu điểm
- Là phương pháp điều chỉnh không can thiệp phẫu thuật, áp dụng cho mọi đối tượng có nhu cầu muốn thoát đôi kính gọng.
- Dùng cho mọi lứa tuổi từ 8 40 tuổi.
- Hạn chế tiến triển cận thị.
- Có thể ngừng nếu muốn lựa chọn phương pháp khác.
- Thời gian đeo để ổn định thị lực
Tính an toàn
- Phương pháp điều trị cận thị bằng kính Ortho-K rất an toàn, không phẫu thuật, không xâm lấn và có thể đảo ngược.
- Hơn nữa, chất liệu của Ortho-K là silicon, có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khoẻ mạnh của giác mạc.
- Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần đến khám và tư vấn của các bác sỹ có kinh nghiệm về Ortho-K, có hiểu biết sâu rộng về giác mạc.
- Bệnh nhân cần phải được tư vấn về các nguyên tắc vệ sinh, hướng dẫn quy trình tháo lắp kính và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, tái khám định kỳ theo lịch khám để hạn chế các biến chứng xảy ra.
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội