Đốt điện tim có hiệu quả với tình trạng nhịp tim nhanh của tôi không?

1 năm trước 30

Đốt điện là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Bị ngoại tâm thu có trì hoãn đốt điện tim được không?

Đốt điện tim có đau không, có khỏi hoàn toàn ngoại tâm thu không?

Đốt điện tim có khỏi được ngoại tâm thu không?

Tổng quan về phương pháp đốt điện tim điều trị rung nhĩ

TS.BS. Martin Scurr - Trưởng Ban biên tập chuyên mục y tế cho tờ Daily Mail (Anh), trả lời:

Chào bạn!

Nhịp tim nhanh của bạn rất có thể là một đặc điểm của chứng rung tâm nhĩ (AF), chứng rối loạn nhịp tim bất thường phổ biến nhất ảnh hưởng đến 1,4 triệu người ở Vương quốc Anh.

AF được kích hoạt bởi các rối loạn điện trong các buồng tim trên (tâm nhĩ). Kết quả là các buồng này co bóp ngẫu nhiên, thay vì với tốc độ ổn định thì đôi khi tim đập nhanh hơn bình thường và tôi nghi ngờ đây là lý do tại sao nhịp tim của bạn tăng lên.

Trong lá thư dài bạn nói bác sỹ đã quyết định sốc điện chuyển nhịp (cardioversion - một thủ thuật y tế nhằm khôi phục nhịp tim bình thường ở những người mắc một số loại nhịp tim bất thường) nhưng nó không hiệu quả.

Và bạn đang sử dụng bisoprolol - một loại thuốc ức chế beta, dùng phổ biến trong điều trị bệnh tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, rung nhĩ…

Câu hỏi của bạn là liệu phương pháp đốt điện tim (cắt đốt điện tim) có hiệu quả không?

Phương pháp này sử dụng năng lượng để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong mô tim, từ đó ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường trong trái tim gây rối loạn nhịp. Tuy nhiên, cắt đốt điện tim không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt khi bị rung tâm nhĩ lâu năm.

Nếu bạn không có các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi nghiêm trọng - dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và suy tim, thì nhịp tim ở mức độ cao vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn đang dùng thuốc chống đông máu (chẳng hạn như warfarin, apixaban hoặc rivaroxaban) cũng như thuốc chẹn beta, bisoprolol. Đó là bởi vì khi tim bơm máu thất thường, nó có thể dẫn đến lưu lượng máu chậm chạp, điều này sẽ khuyến khích hình thành cục máu đông. Từ đó, có thể làm tăng khả năng làm tắc nghẽn động mạch, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não hoặc tim và dẫn đến đột quỵ, đau tim.

Yếu tố khác cần tập trung vào là huyết áp của bạn và cần giữ nó ở mức ổn định. Bạn cũng nên gặp bác sỹ 3-6 tháng một lần để theo dõi liều bisoprolol đang dùng.

Tốt nhất, tôi khuyên bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sỹ tim mạch để thăm khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Lê Tuyết (Theo Dailymail)

Đọc toàn bộ bài viết