Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ của cả 2 nền y học đông y và tây y
A. Đông Y
Có 3 hướng điều trị
1. Dạng thuốc uống: có các loại thảo dược như rau má, diếp cá, cỏ nhọ nồi, lá vông, lá móng, kim ngân, kim tiền thảo, tô mộc, trần bì, cam thảo, mộc hương, nghệ.
2. Dạng ngâm: có các loại như hạt cau, hoàng bá, đảm phàn.
3. Thuốc bôi: thạch tín, phèn phi, thần sa, đảm phàn, băng phiến.
B. Tây Y
Có 3 phương thức điều trị
1. Điều trị nội khoa
- Thuốc uống: Các loại thuốc có dẫn xuất từ chất Flavonoid. Thuốc có tính chất làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
- Thuốc đặt tại chỗ bao gồm thuốc mỡ (pommade), thuốc đạn (suppositoire). Thuốc có tính chất giảm đau, giảm viêm, trợ tĩnh mạch.
- Nhược điểm: Điều trị nội khoa kết quả còn hạn chế, thường áp dụng cho các trĩ độ một, hai. Nếu không biết giữ gìn các chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh diễn tiến theo hướng nặng thêm.
2. Điều trị thủ thuật: Có nhiều cách để làm hạn chế búi trĩ mà không phải mổ
- Chích xơ hóa các búi trĩ.
- Chích nước nóng vào các búi trĩ.
- Đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ.
- Đông lạnh bằng cách áp Nitơ lỏng lên búi trĩ.
- Thắt dây thun.
- Nong hậu môn.
- Dùng dòng điện (Ultroid)
* Ưu điểm: ít đau đớn.
* Nhược điểm: Tái phát cao. Chỉ áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3
3. Điều trị phẫu thuật
Trên nguyên tắc có 2 loại phẫu thuật
- Cắt từng búi trĩ: Phương pháp của bệnh viện Saint-Mark và những cải biên về sau.
- Cắt một khoang niêm mạc ở ống hậu môn, tức phương pháp White head và những cải biên
Gần đây (khoảng hơn 10 năm) có phương pháp cắt khoang niêm mạc trực tràng bằng máy cắt (phương pháp LONGO) hay cải biên bằng cách khâu treo niêm mạc trực tràng với chỉ cũng cho kết quả tốt mà ít đau.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn