Hạ Kali máu - bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 25

Nguyên nhân:

Dịch chuyển kali qua màng tế bào

  • Một số loại thuốc dùng trong lâm sàng có tác dụng gây hạ kali máu dù không làm thay đổi tổng lượng kali trong cơ thể.

  • Thuốc đồng vận B2, theophilin và cafein gây nên tình trạng hạ kali do kích thích kênh bơm Na - K.
  • Insulin cũng làm tăng hoạt tính của bơm này, làm tăng tính thấm màng tế bào với kali nên gây ra tình trạng hạ kali máu thoáng qua ở những bệnh nhân đái tháo đường có dùng Insulin
  • Verapamil là thuốc duy nhất trong nhóm chẹn kênh canxi gây hạ kali máu nhưng chỉ ở mức vừa phải.

Giảm cung cấp Kali:

  • Giảm lượng kali nạp vào cơ thể dưới 1g/ngày hoặc 25mmol/ngày có thể gây hạ kali máu thoáng qua do thận không thể đáp ứng ngay lập tức.
  • Nguyên nhân thu nạp thiếu kali thường ít gặp nhưng cũng là một yếu tố làm nặng thêm tình trạng mất kali qua đường tiêu hoá và thận.
  • Tình trạng chán ăn hoặc chế độ ăn giàu carbone hydrate kết hợp với lạm dụng rượu là nguyên nhân phổ biến của việc hạ kali máu do nguyên nhân dinh dưỡng.

Mất Kali:

  • Mất kali qua đường tiêu hoá
  • Nồng độ kali trong phân bình thường khoảng 80-100mmol/l và lượng mất hàng ngày khoảng 10 mmol/l.
  • Kali được bài tiết từ biểu mô đại tràng, nên trong những trường hợp tiêu chảy hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng, việc tăng thể tích phân có thể dẫn đến tình trạng hạ kali máu đôi khi rất nặng.
  • Nôn cũng có thể gây hạ kali máu nhưng lý giải cơ chế là mất qua thận

Rối loạn toan kiềm:

  • Trong trường hợp kiềm chuyển hoá, chúng ta đang nói đến các trường hợp mất nước ngoại bào (do dùng lợi tiểu, nôn nhiều, đặt sonde dạ dày), việc mất clo và việc suy giảm thể tích
  • Trong những trường hợp mà thể tích dịch ngoại bào bình thường hoặc tăng, chúng ta có thể nghĩ đến tình trạng cường Aldosteron nguyên phát (hội chứng Conn) hoặc tình trạng hẹp động mạch thận. 

Thiếu hụt magie:

  • Nồng độ kali nội bào được duy trì bởi kênh Na-K, khi magie máu thấp thì hoạt động của kênh này bị suy yếu và nồng độ kali ngoại bào tăng lên do đáp ứng thận, kết quả là kali niệu tăng và hạ kali máu thứ phát.
  • Ngoài ra, hạ magie máu cũng kích thích lên hệ RAA, các thuốc aminoglycosid, cũng có thể gây thiếu hụt magie dẫn đến tình trạng hạ kali máu.

Điều trị

  • Điều trị hạ kali máu bao gồm điều trị nguyên nhân và bổ sung kali.
  • Ngoại trừ tình trạng hạ kali máu thoáng qua, các trường hợp còn lại thì việc điều trị bao gồm điều chỉnh lượng kali mất qua thận và qua đường tiêu hoá.
  • Việc quyết định điều chỉnh nhanh chóng tình trạng hạ kali máu phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng, các bệnh kèm theo và mức độ nặng của hạ kali.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết