Hậu môn là gì? Cấu tạo, chức năng, vị trí và cách vệ sinh đúng

7 tháng trước 64

Hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hóa với chức năng chính là đại tiện. Dù đảm nhận vai trò quan trọng nhưng hậu môn cũng có nguy cơ cao gặp phải những bệnh lý như rò hậu môn, trĩ, nứt kẽ, áp xe, ung thư hậu môn… Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, cần theo dõi, phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

hậu môn

Hậu môn là gì?

Ống hậu môn là đoạn cuối của đường ống tiêu hóa với giới hạn phía ngoài cùng là bờ hậu môn. Theo các nhà giải phẫu học, ống hậu môn giải phẫu dài khoảng 2,5 – 3cm, phần giới hạn phía trên là đường lược. Đây là ranh giới giữa biểu mô trụ đơn của ống tiêu hóa nằm ở phía trên và biểu mô lát tầng không sừng hóa nằm phía dưới. Theo phân loại của các nhà phẫu thuật, ống hậu môn phẫu thuật dài khoảng 4-5 cm tính từ bờ hậu môn, được giới hạn phía trên bởi vòng hậu môn trực tràng là nơi gập góc và là chỗ nối giữa trực tràng và ống hậu môn.(1)

cấu tạo hậu mônHậu môn là phần cuối cùng của ruột già

Cấu tạo hậu môn

Hậu môn có một vòng cơ (hay cơ vòng) mở ra khi đại tiện nhằm đảm bảo phân đi ra ngoài. Lót bên trong hậu môn có một hàng nếp gấp dọc, chia hậu môn thành phần trên và dưới. Các nếp gấp tạo thành các cột, được ngăn cách với nhau bằng các rãnh (xoang hậu môn), kết thúc tại các nếp niêm mạc nối chân 2 cột gọi là van hậu môn. Trong đó, xoang hậu môn chứa các tuyến tiết chất nhầy, thực hiện chức năng bôi trơn để tống khứ phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Phần trên và phần dưới của hậu môn có hệ thống mạch máu, dây thần kinh nên cơ quan này rất nhạy cảm. Cụ thể, hậu môn nhận máu từ động mạch trực tràng giữa và dưới. Nó được chi phối bởi hệ thần kinh sống và hệ thần kinh tự chủ.

Chức năng của hậu môn

Chức năng chính của hậu môn là kiểm soát sự tháo phân và hơi. Áp lực trong trực tràng tăng lên khi phân chứa bên trong đã đầy. Lúc này, trực tràng đẩy phân vào thành ống hậu môn. Cơ hoành và cơ thành bụng co lại sẽ tạo ra áp lực trong ổ bụng, làm tăng thêm áp lực trong trực tràng. Cơ thắt trong hậu môn trở về trạng thái thư giãn để phản ứng với áp lực, từ đó đẩy phân đi vào ống hậu môn. Các sóng nhu động tiếp tục đẩy phân ra khỏi trực tràng và ống hậu môn, cho phép phân đi ra khỏi cơ thể.

Bệnh lý thường gặp ở hậu môn

Dưới đây là các bệnh lý thường gặp ở hậu môn:(2)

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn phổ biến. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn và phần dưới trực tràng phình to hơn bình thường. Trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại, có thể gây chảy máu, đau, ngứa hoặc búi trĩ sa khỏi hậu môn tùy từng trường hợp. Những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, hội chứng ruột kích thích, tư thế (đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ), tăng áp lực ổ bụng (ho nhiều, suy tim, xơ gan, mang thai…), u quanh hậu môn trực tràng.

Thông thường, bệnh trĩ có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc, kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống phù hợp. Một số trường hợp nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.

2. Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý đặc trưng với tình trạng xuất hiện vết nứt hoặc vết rách ở rìa hậu môn. Tình trạng này xảy ra do táo bón kéo dài, phân cứng kéo căng lỗ hậu môn trong quá trình đào thải, tạo thành vết rách. Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể do tiêu chảy kéo dài, bệnh viêm ruột hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan đến vùng hậu môn trực tràng.

sub kênh tiêu hóa tâm anh

Nhìn chung, nứt kẽ hậu môn xuất phát từ tổn thương ở niêm mạc, do nguồn cung cấp máu cục bộ không đủ, làm cản trở quá trình phục hồi vết thương, hay do viêm xơ cơ thắt.

Trong đó, các vết nứt hậu môn cấp tính thường nông và chỉ xuất hiện ở bề mặt. Các vết nứt hậu môn mạn tính có thể lan sâu hơn, làm lộ bề mặt của cơ bên dưới. Triệu chứng thường gặp là đau rát, đặc biệt là khi đại tiện, đôi khi chảy máu, hoặc ngứa.

3. Bệnh áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng tụ mủ sưng tấy, đau đớn cạnh hậu môn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng bắt nguồn từ đường lược và vùng dưới đường lược.

Ban đầu, thương tổn là tình trạng nhiễm trùng các ống tuyến hậu môn, các ổ nhiễm tăng dần về kích thước và mở vào các hốc của đường lược hoặc ra da. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi với biểu hiện đặc trưng có một khối sưng ở hậu môn và đau, đau liên tục, thường có sốt kèm theo.

4. Bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu môn (lỗ rò trong) và da xung quanh hậu môn (lỗ rò ngoài). Tình trạng này thường xảy ra ở những người có tiền sử bị áp xe hậu môn mà không điều trị hay điều trị không đúng cách. Lỗ rò hậu môn sẽ hình thành và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là có nốt cạnh hậu môn rỉ dịch hoặc mủ tái đi tái lại nhiều lần.

5. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn xảy ra khi các tế bào ở ống hậu môn bị đột biến, phát triển không kiểm soát tạo nên các khối u. Triệu chứng thường gặp: đại tiện ra máu hoặc nhày, đau, phân bắt thường, sờ có khối u…

nguyên nhân gây bệnh ở hậu mônHậu môn bị trĩ

Dấu hiệu hậu môn gặp vấn đề sức khỏe?

Người bệnh nên đi khám nếu hậu môn có các triệu chứng cảnh báo sau đây, để điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau:

  • Đau hậu môn
  • Ngứa hậu môn
  • Đi cầu phân nhày, máu (có thể máu đỏ tươi bắn thành tia, nhỏ giọt hoặc máu lẫn trong phân)
  • Rỉ dịch cạnh hậu môn
  • Các tổn thương xuất hiện trong hoặc xung quanh hậu môn như: mụn cóc, sưng tấy, loét, có khối sa…
  • Đại tiện khó
dấu hiệu bệnh ở hậu mônTheo dõi để nhận biết sớm các bệnh lý ở hậu môn

Làm sao để hậu môn luôn khỏe mạnh?

Để hậu môn luôn khỏe mạnh, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh đúng cách là rất quan trọng, phải kể đến như:

  • Xây dựng đời sống tình dục an toàn lành mạnh: Sàng lọc đối tác quan hệ tình dục trước khi quan hệ, đảm bảo không bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục; sử dụng bao cao su khi quan hệ; chung thủy với mối quan hệ một vợ một chồng; nếu quan hệ bằng đường hậu môn, sử dụng gel bôi trơn để tránh làm tổn thương mô.
  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp ổn định nhu động ruột, tránh táo bón.
  • Tránh đứng lâu , ngồi lâu một chỗ.
  • Vệ sinh hậu môn đúng cách và nhẹ nhàng: Rửa và lau kỹ hậu môn, không sử dụng xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh/ khăn ướt để tránh làm tổn thương vùng da cũng như lớp niêm mạc nhạy cảm ở hậu môn.
  • Đi khám kịp thời: Người bệnh nên đi khám sớm nếu hậu môn xuất hiện các triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn về sau.
phòng ngừa bệnh ở hậu mônĂn nhiều chất xơ để hậu môn luôn khỏe mạnh

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng quan các thông tin liên quan đến hậu môn, giải phẫu, nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý thường gặp. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Đọc toàn bộ bài viết