Hội chứng bàng quang kích thích là thuật ngữ y khoa chỉ sự hoạt động quá mức của bàng quang kèm theo một số triệu chứng phổ biến như mắc tiểu thường xuyên, tiểu mất kiểm soát và nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hội chứng bàng quang kích thích không còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu về hội chứng bàng quang kích thích
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư quốc gia, có khoảng 7% dân số mắc chứng bàng quang kích thích được chẩn đoán và điều trị, nhưng trong đó chỉ có khoảng 5,1% người có xu hướng được cải thiện bệnh đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết về hội chứng bàng quang kích thích để kịp thời ngăn chặn và khắc phục bệnh.
Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...
1. Hội chứng viêm bàng quang kích thích là gì?
Hội chứng bàng quang kích thích (OAB) là một dạng viêm túi cơ ở bàng quang gây co thắt bất thường và làm mất kiểm soát trong mọi hoạt động của bàng quang. Hội chứng bàng quang kích thích thường không xuất hiện do bất cứ nguyên nhân nào nhưng nó thường xuyên tái phát và kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm khác.
Đây là một loại bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, ở cả nam lẫn nữ mà trong đó phụ nữ có tuổi là đối tượng phổ biến nhất. Ước tính đến nay, có khoảng 15% dân số đang mắc phải căn bệnh này. Bởi cấu tạo của bàng quang là cơ trơn và chịu sự điều phối của hệ thần kinh trung ương kích thích bàng quang co bóp nhịp nhàng, đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi mắc chứng bàng quang kích thích, hệ phó giao cảm thường tăng tiết và đẩy mạnh quá trình co bóp bàng quang do hưng phấn, điều này khiến cho việc buồn tiểu thường xuyên hơn.
Nhưng bên cạnh đó, các cơ thắt ở cổ bàng quang lại đóng, ngăn chặn nước tiểu rò rỉ. Chính những hoạt động bất thường này khiến cho chu kỳ tiểu tiện bị rối loạn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của bàng quang. Thông thường, bàng quang có thể chứa hơn 300ml nước tiểu, nhưng khi bị rối loạn thì khả năng chứa của bàng quang sẽ kém hơn.
2. Triệu chứng viêm bàng quang kích thích
Biểu hiện viêm bàng quang kích thích xuất hiện rất cụ thể như:
– Đi tiểu nhiều lần: Trung bình mỗi ngày, chúng ta sẽ tiểu tiện khoảng 8 lần. Tuy nhiên, khi mắc phải triệu chứng bàng quang kích thích, bệnh nhân sẽ có tần suất tiểu tiện nhiều hơn 8 lần. Mặc dù bạn đã hạn chế uống nước và sử dụng thực phẩm loãng. Hãy ghi nhớ lượng nước được dung nạp vào cơ thể và tần suất tiểu tiện để dễ kiểm soát tình trạng.
– Tiểu gấp: Do tình trạng rối loạn chức năng co bóp nên khi nước tiểu bắt đầu tập trung ở bàng quang, các cơ sẽ bắt đầu co bóp liên tục và khiến cho bệnh nhân có cảm giác cần đi tiểu ngay. Nếu bạn có biểu hiện không thể nhịn tiểu hoặc thường xuyên có dấu hiệu tiểu gấp thì hãy lưu ý đến hội chứng bàng quang kích thích.
– Tiểu són: Hội chứng bàng quang kích thích còn kéo theo một số hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh và khiến cho bệnh nhân mất kiểm soát trong việc tiểu tiện. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đột ngột buồn tiểu và không kiểm soát được bàng quang nên rất dễ dẫn đến tình trạng tiểu són. Triệu chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
– Tiểu đêm: Là triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân mắc chứng kích thích bàng quang. Bệnh nhân thường có triệu chứng tiểu đêm nhiều hơn 2 lần/đêm và gặp phải triệu chứng ngủ ngắt quãng, rối loạn giấc ngủ, tinh thần giảm sút và khiến cho cơ thể mệt mỏi.
3. Nguyên nhân gây viêm bàng quang kích thích
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang hoạt động quá mức. Tuy nhiên, dựa trên một số khảo sát thực tế, các chuyên gia đầu ngành chỉ ra một số tác nhân cụ thể như sau.
Viêm bàng quang kích thích do cơ bàng quang (detrusor) hoạt động quá mức và dẫn đến co thắt bàng quang, kể cả khi bạn không muốn. Thông thường, cơ bàng quang được thư giãn cho đến khi nước tiểu dần lấp đầy. Cho đến khi bàng quang đầy một nửa chúng sẽ dần căng ra và kích thích triệu chứng buồn tiểu. Hầu như ai cũng có khả năng nhịn tiểu cho đến khi có thể đi vệ sinh. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bàng quang kích thích, cơ bàng quang thường thường phát tín hiệu sai cho não. Bàng quang luôn có cảm giác đầy hơn so với lượng nước tiểu thực tế.
Các triệu chứng bàng quang kích thích có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào thời điểm căng thẳng hoặc khi bệnh nhân có sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine chẳng hạn như trà, cà phê, rượu, thuốc lá,… Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân cơ bản như là:
– Tuổi tác: Đa số bệnh nhân điều trị bàng quang kích thích tại cơ sở y tế đều là người trong độ tuổi trung niên (từ 40 trở lên), người già, bệnh nhân tiểu đường, béo phì, mắc bệnh Paskinson hoặc người có tiền sử tai biến mạch máu não, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, viêm vùng chậu,…
– Mắc bệnh về bàng quang: Bệnh nhân viêm bàng quang thường có biểu hiện đau bàng quang, đau xương mu, rối loạn hệ bài tiết. Và đây cũng được xem là nguyên nhân điển hình của hội chứng bàng quang kích thích phổ biến.
– Rối loạn chức năng co bóp: Hệ thống thần kinh bị rối loạn gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp của bàng quang. Đây cũng được đánh giá là khả năng gây kích thích bàng quang tiềm năng nhất.
Bên cạnh đó, các biểu hiện viêm bàng quang kích thích cũng có biểu hiện tương tự khi bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm trùng nước tiểu hoặc sỏi trong bàng quang. Cần xác định rõ triệu chứng và nguyên nhân trước khi có ý định điều trị. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
4. Điều trị hội chứng bàng quang kích thích có được không?
Các chuyên gia đầu ngành khẳng định, hội chứng bàng quang kích thích có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, điều trị đúng hướng. Để hỗ trợ cho tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, bác sĩ chuyên khoa thường kết hợp với một số phương pháp sau:
– Phương pháp nội khoa:
Đây là giải pháp điều trị khá phổ biến giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn bài tiết. Dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp và hạn chế bệnh tái phát. Chẳng hạn như trospium, trospium, oxybutynin, tolterodine, solifenacin,…
- Đặt thuốc: Với mục đích hỗ trợ chức năng co bóp, giúp bàng quang hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn đặt thuốc thông định kỳ.
- Uống thuốc: Thuốc uống có tác dụng làm giãn bàng quang, hạn chế sự co thắt. Các loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng liên tục theo định kỳ từ 3 – 6 tháng. Các loại thuốc này có khả năng để lại tác dụng phụ như táo bón, khô mắt,… Hãy tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã đưa ra.
- Thuốc bôi: Tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng kích thích bàng quang khi kết hợp thuốc bôi và thuốc đặt với nhau.
- Thuốc tiêm: Là giải pháp tác động trực tiếp bằng cách đưa thuốc vào cơ của bàng quang liên tục từ 6 – 9 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân không có tác dụng với các loại thuốc trên hoặc có biểu hiện bệnh nghiêm trọng.
– Phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật:
Trường hợp sử dụng thuốc chữa bàng quang kích thích không khả quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến nghị bệnh nhân áp dụng kỹ thuật đặt điện cực để kích thích hệ thống dây thần kinh của bàng quang và khắc phục các triệu chứng rối loạn. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến cho các trường hợp nghiêm trọng nhưng không mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị bàng quang kích thích còn được hỗ trợ cải thiện tại nhà bằng các bài tập tăng cường cơ sàn chậu, cải thiện cơ thắt niệu, giúp giữ nước tiểu và ngăn chặn hiệu quả chứng rối loạn co bóp bàng quang.
Bạn muốn tham khảo thêm:
- Hội chứng bàng quang thần kinh và biện pháp chữa trị
- Chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư bàng quang
Trên đây là một số thông tin về hội chứng bàng quang kích thích và biện pháp cải thiện. Hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn không xác định được tình trạng. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.