Khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? - Bệnh viện Bạch Mai

3 năm trước 23

Vi khuẩn HP:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày...
  • Rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung... 
  • Tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi...

Điều trị:

  • Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói...) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại.
  • Nên phát hiện, điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.
  • Vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao.
  • Nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá...

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Đọc toàn bộ bài viết