Khô miệng trong xạ trị ung thư  - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 24

Khô miệng (Dry Mouth)

  • Là một tác dụng phụ thường gặp trong điều trị ung thư ung thư vùng đầu - cổ bằng phương pháp xạ trị đặc biệt là hoá xạ trị đồng thời do tuyến nước bọt bị tổn thương.
  • Khô miệng gây cảm giác khô nẻ, dính trong miệng và cổ họng, đồng thời khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong nói chuyện, khó nhai, khó nuốt và giảm vị giác khi ăn.

Tổn thương

  • Cảm giác khô nẻ trong miệng không chỉ gây đau đớn mà còn có thể gây nhiễm trùng, sâu răng và sút cân, không đảm bảo sức khoẻ trong khi điều trị.
  • Thông thường phải mất khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn để các tuyến nước bọt tái sản xuất nước bọt sau điều trị xạ trị.
  • Một số bệnh nhân thấy khô miệng được cải thiện trong năm đầu tiên sau xạ trị.
  • Tuy nhiên, đa số sẽ tiếp tục bị khô miệng kéo dài ở các mức độ khác nhau. 

Tự làm nước súc miệng

  • Nguyên liệu từ muối và thuốc muối natri bicarbonat (baking soda)
  • Pha 1 cốc nước ấm với ¼ thìa baking soda và 1/8 thìa muối trắng.
  • Súc miệng trong vài giây sau đó tráng lại bằng nước.
  • Lặp lại ba giờ một lần, duy trì ít nhất 4-6 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn.

Sử dụng kẹo ngậm không đường

  • Bệnh nhân có thể nhai kẹo cao su hoặc sử dụng kẹo ngậm không đường có chứa Slippery Elm (một loại lá thảo dược ở Mỹ) để tăng lượng nước bọt tiết ra.
  • Theo tiến sĩ Yeung: “ kẹo ngậm chứa Slippery Elm giống như thảo mộc giúp bao bọc lưỡi, miệng và họng đồng thời giữ ẩm cho miệng”.
  • Bệnh nhân Việt Nam có thể mua các loại kẹo cao su và kẹo ngậm không đường sẵn có tại các siêu thị và nhà thuốc.

Ngậm dầu dừa, dầu ăn

  • Một số người thấy dễ chịu khi ngậm một vài thìa dầu dừa hoặc dầu mè trong 10-15 phút.
  • Nguyên nhân là do dầu làm sạch miệng đồng thời bao phủ và làm dịu các vết kích ứng.

 Nhâm sâm và các loại thảo dược

  • Một số nhà thảo dược khuyến cáo các bệnh nhân bị khô miệng nên sử dụng nhân sâm để tăng độ ẩm trong miệng.
  • Tuy nhiên trước khi sử dụng nhân sâm hay bất cứ loại thảo mộc nào, bệnh nhân có khô miệng cần được kiểm tra với bác sĩ để tránh các tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc đang sử dụng để điều trị.

Châm cứu

  • Châm cứu có thể là một phương pháp y học cổ truyền giúp bệnh nhân giảm đau.
  • Châm cứu không chỉ là phương pháp chữa trị khô miệng. Nó còn kích hoạt một phần não bộ để tạo ra nước bọt.
  • Để điều trị khô miệng, chuyên gia châm cứu sẽ châm từ 10 đến 20 cây kim mảnh một lần vào da trong 30 phút để tăng lượng năng lượng đến miệng và cổ họng.
  • Châm cứu là phương pháp điều trị không gây đau cho bệnh nhân.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  • 0 trả lời
  •  519 lượt xem

Video có thể bạn quan tâm

Đọc toàn bộ bài viết