Liệt Chu Kỳ Hạ Kali Máu Ngộ Độc Giáp (Thyrotoxic Hypokalemic Periodic Paralysis) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 39

Liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp là gì?

Liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp (TPP) là thể liệt chu kỳ hạ kali máu thứ phát thường gặp nhất.

Đây là một rối loạn hiếm gặp gồm 3 đặc điểm xảy ra đồng thời:  

  • Quá nhiều hormon tuyến giáp
  • Lượng kali hạ thấp trong máu
  • Yếu cơ hoặc liệt cơ 

​Liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp (TPP)

  • Gặp nhiều nhất ở nam giới tuổi 20-40 có nguồn gốc Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Philipin. Bệnh cũng thường gặp ở những người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ) và những người Mỹ gốc Latin.
  • Bệnh hiếm gặp ở những người có nguồn gốc Châu Âu. Tỷ lệ mắc liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp ở bệnh nhân cường giáp người Caucasians ước lượng chỉ từ 0,1-0,2%
  • Yếu liệt thường ở vị trí gần, nếu nặng có thể ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, cơ nuốt và cơ nói. Cơn thường kéo dài từ nhiều giờ đến nhiều ngày.
  • Tuyến giáp là một thành phần của hệ nội tiết. Tuyến giáp nằm ở cổ và sản xuất nhiều hormon giúp kiểm soát sự tăng trưởng, sự tiêu hóa và chuyển hóa. Một chuỗi cơ chế phức tạp kiểm soát mức độ hoạt động của tuyến giáp.
  • Lượng hormon tuyến giáp quá nhiều (cường giáp hoặc ngộ độc giáp) là hậu quả hoạt động quá mức của tuyến giáp.

Cường giáp không phải là một bệnh lý riêng biệt, mà là triệu chứng của một tình trạng hoặc một bệnh nền tảng.

Các nguyên nhân của cường giáp bao gồm:

  • Bệnh Graves;
  • Các u ở tuyến giáp hoặc ở các tuyến nội tiết khác
  • Viêm hoặc nhiễm trùng ở tuyến giáp
  • Dùng quá nhiều hormon tuyến giáp
  • Dùng quá nhiều iod.
  • Bệnh Graves chiếm khoảng 85% các trường hợp cường giáp.

Các xét nghiệm dùng chẩn đoán Liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp (TPP)

- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ các hormon đa dạng của tuyến giáp bao gồm:

  • TSH
  • T3
  • T3 resin uptake
  • T4, FT4

Nếu đang có cơn yếu liệt cơ cần kiểm tra thêm lượng kali máu. Trong liệt chu kỳ hạ kali máu ngộ độc giáp, lượng kali máu giảm thấp trong cơn, nhưng lại trở về mức bình thường giữa các cơn.

  • Creatine phosphokinase (CPK) thường tăng
  • ECG có thể cho thấy nhịp chậm xoang và những bằng chứng hạ kali máu như sóng T dẹp, sóng U ở các chuyển đạo II, V 2 , V 3 , và V 4 , đoạn ST chênh xuống

Chẩn đoán phân biệt

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết