Loét tĩnh mạch và cách điều trị

4 năm trước 24

Loét là một vấn đề gây đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi xảy ra ở những vị trí di chuyển nhiều như chân. Loét tĩnh mach là một dạng loét khá phổ biến và thường xuất hiện ở vùng mắt cá chân.

Nguyên nhân nào gây loét tĩnh mạch?

Nguyên nhân gốc rễ gây loét tĩnh mạch là các van trong tĩnh mạch ở chân bị hỏng.

Các van này vốn có vai trò giữ cho máu lưu thông một chiều trở về tim. Khi các van này không còn hoạt động bình thường, huyết áp trong tĩnh mạch sẽ giảm đột ngột và khiến máu chảy ngược xuống chân thay vì lên tim. Kết quả là áp lực tăng, gây hại cho cả tĩnh mạch và da. Sự tăng áp lực này khiến máu không thể lưu thông bình thường và ứ đọng lại ở bàn chân, cẳng chân.

Và đây chính là nguyên nhân gây loét tĩnh mạch.

Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân duy nhất gây hình thành những vết loét. Dưới đây là một số nguyên nhân khác:

Suy tĩnh mạch mạn tính

Vấn đề này xảy ra khi tĩnh mạch ở chân không thể đưa máu trở về tim, do đó máu tích tụ lại ở chân, dẫn đến sưng phù và đôi khi tình trạng sưng nghiêm trọng đến mức gây loét.

Suy giãn tĩnh mạch

Các tĩnh mạch bị tổn thương có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch – đây cũng là kết quả của việc ứ đọng máu ở cẳng chân. Và, sự ứ đọng máu này có thể dẫn đến hình thành vết loét nếu không được điều trị.

Dấu hiệu loét tĩnh mạch

Loét tĩnh mạch đi kèm một số biểu hiện như sau:

  • Vết thương hở chảy dịch
  • Đau đớn
  • Chảy máu mà không rõ nguyên nhân
  • Mùi khó chịu

Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trong số này thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Loét tĩnh mạch sẽ không tự khỏi mà trở nên nặng dần hơn theo thời gian nếu như không được can thiệp điều trị.

Điều trị bằng cách nào?

Điều đầu tiên khi phát hiện thấy có dấu hiệu bị loét tĩnh mạch là phải kiểm tra tĩnh mạch. Nếu không được xử lý ngay lập tức thì vết loét có thể sẽ bị nhiễm trùng và làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho vết thương không thể lành lại bình thường.

Dưới đây là một số bước cần thực hiện khi bị loét tĩnh mạch:

  • Sát trùng vết thương
  • Băng kín vết loét
  • Mang tất nén để ngăn máu tiếp tục ứ đọng trong tĩnh mạch
  • Bôi thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Tránh xa các sản phẩm có thể khiến da kích ứng và tổn thương thêm

Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng thì các bước tự xử lý tại nhà này là không đủ mà sẽ cần làm tiểu phẫu để cắt bỏ vùng mô đã bị hỏng. Quy trình phẫu thuật được thực hiện bằng laser và rất đơn giản, nhanh chóng.

Để điều trị suy giãn tĩnh mạch thì một trong những phương pháp phổ biến nhất là laser nội tĩnh mạch (endovenous laser ablation treatment – EVLA). Đây là một phương pháp nhanh chóng và hầu như không đau, chỉ mất chưa đến một giờ và không cần nằm viện.

Tìm hiểu thêm về laser nội tĩnh mạch

Tỷ lệ thành công của EVLA là rất cao – phương pháp này đã được chứng minh là có thể chữa khỏi vấn đề tĩnh mạch cho 98% bệnh nhân ngay trong lần đầu tiên. Sau thủ thuật, khi da lành lại bình thường thì khả năng vết loét xuất hiện trở lại là rất thấp.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của loét tĩnh mạch thì đừng trì hoãn mà hãy đến bệnh viện điều trị ngay trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Đọc toàn bộ bài viết