Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong các biến chứng của bệnh, bệnh nhân có thể sẽ bị thủng màng nhĩ, bị điếc vĩnh viễn.
Bệnh viêm tai giữa có dẫn đến bị điếc không?
Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, khả năng người lớn mắc bệnh viêm tai giữa cũng rất cao.
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng và tổn thương hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm phía sau màng nhĩ).
Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị sớm, có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như: nếu nhẹ thì bị xơ hóa màng nhĩ, giảm thính lực, nếu nặng sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ. Khi bệnh gây thủng màng nhĩ, bệnh nhân sẽ bị điếc vĩnh viễn.
Bên cạnh nguy cơ bị điếc, viêm tai giữa còn gây ra những hậu quả nguy hiểm khác như:
- Liệt thần kinh mặt;
- Viêm màng não;
- Viêm xương chũm;
- Áp xe ngoài màng cứng;
- Áp xe não;
- Tử vong.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa là:
- Vi trùng hoặc siêu vi trùng ở vùng mũi họng tấn công lên tai, gây ra bệnh;
- Môi trường không khí ô nhiễm;
- Thời tiết lạnh;
- Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản;
- Biến chứng do viêm nhiễm đường hô hấp;
- Sùi;
- U ở vòm họng;
- Viêm mũi xoang mủ.
Những triệu chứng thường gặp, có thể chẩn đoán được bệnh là:
- Đau ở trong tai;
- Nước từ trong tai chảy ra ngoài;
- Thính lực giảm sút;
- Sưng ở sau tai;
- Chóng mặt;
- Ù tai;
- Sốt;
- Chán ăn;
- Khó ngủ.
Nếu người bệnh nhận thấy có những triệu chứng kể trên, cần phải đến bác sĩ ngay để được điều trị, tránh cho nhiễm trùng quá nặng, gây ảnh hưởng đến màng nhĩ, gây ra điếc tai.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, việc chẩn đoán – phát hiện và điều trị bệnh viêm tai giữa không còn khó khăn. Bệnh viêm tai giữa có thể được điều trị dứt điểm bằng các phương pháp nội khoa như: Dùng thuốc kháng sinh, dùng thuốc giảm đau, dùng thuốc nhỏ tai,…
Làm gì để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa?
Bệnh viêm tai giữa cực kỳ nguy hiểm vì không chỉ gây điếc mà còn gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Với y học, phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu châm ngôn quen thuộc nhưng không hề sáo rỗng. Việc phòng tránh bệnh viêm tai giữa giúp cho chúng ta không phải mất thời gian, công sức và tài chính để điều trị bệnh nếu mắc phải.
Để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa, chúng ta cần:
- Đối với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ. Trong sữa mẹ có các chất đề kháng giúp trẻ không mắc bệnh.
- Hạn chế đến những nơi có nhiều vi trùng, môi trường ô nhiễm. Đối với trẻ nhỏ, nhà trẻ là nơi có nhiều vi trùng lan truyền. Nếu có thể, hãy cho trẻ được đi học ở những nhà trẻ có ít học sinh/lớp.
- Nếu gặp phải những dị ứng ở đường hô hấp, hãy điều trị dứt điểm.
- Thường xuyên vệ sinh tai, mũi thật sạch sẽ.
- Không để vật lạ, vật có khả năng chứa nhiều vi trùng vào trong tai.
- Tránh khói thuốc lá.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm, tiêu thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, tư vấn điều trị thay cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.