Mắt lác là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

5 tháng trước 61

Mắt lác thuộc 1 trong 5 bệnh liên quan thị giác phổ biến. Vậy mắt lác là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh như thế nào? Có cách phòng ngừa bệnh không? Bài viết này, Thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải đáp vấn đề mắt lác và lưu ý một số cách chăm sóc mắt cho người bệnh.

mắt lác

Mắt lác là gì?

Mắt lác là tình trạng nhìn 2 hướng khác nhau, thiếu sự phối hợp giữa 2 mắt, khiến mắt bị lác. Đôi mắt sẽ không tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc. Trong đó, một mắt quay vào, ra, lên hoặc xuống và mắt còn lại nhìn thẳng về phía trước. Điều này làm giảm thị lực hoặc não có thể ưu tiên một mắt hơn mắt kia. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em. [1]

Cấu tạo mắt có 6 cơ vận nhãn gồm: 4 cơ thẳng, 2 cơ chéo. Các cơ này phần đầu dẹp, độ dày trung bình 4cm và thường bám quanh để dịch chuyển nhãn cầu. Hầu hết, mắt lác xảy ra do các cơ vận nhãn mất cân bằng bẩm sinh. Ngoài ra, tật khúc xạ, tổn thương dây thần kinh thị giác, tổn thương cơ vận nhãn, biến chứng của những bệnh lý mãn tính khác như tiểu đường, dị dạng hốc mắt hoặc chấn thương sọ não cũng gây bệnh mắt lác.

Dấu hiệu mắt bị lác

Một số dấu hiệu mắt lác phổ biến, bao gồm:

  • Hai mắt không thẳng hàng: khi người bệnh nhìn thẳng phía trước, 2 mắt không thẳng hàng hoặc 1 mắt lệch so với mắt còn lại. Đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh mắt lác.
  • Tầm nhìn đôi: người bệnh có hiện tượng nhìn hình ảnh từ 1 thành 2 cái. Bởi, 2 mắt không tập trung nhìn cùng một hướng nên hình ảnh gửi vào não bộ không trùng khớp với nhau.
  • Chớp hoặc nheo mắt khi nhìn: người bệnh mắt lác thường chớp hoặc nheo mắt liên tục do 2 mắt không di chuyển cùng nhau, gây khó nhìn.
  • Hai mắt không di chuyển cùng nhau: người bệnh gặp tình trạng bất thường trong chuyển động của 2 mắt do phần cơ, các dây thần kinh kết nối hoặc cách não quản lý chuyển động mắt gặp vấn đề. Vì vậy, 2 mắt không di chuyển cùng nhau, không nhìn về cùng một hướng và gây bệnh mắt lác.
bệnh lácMắt lác là tình trạng mắt nhìn 2 hướng khác nhau, thiếu sự phối hợp giữa 2 mắt, khiến mắt bị lác.

Nguyên nhân bị mắt lác

Mắt lác xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Tật khúc xạ: một số tật khúc xạ có thể dẫn đến lác mắt, gồm:
    • Cận thị.
    • Viễn thị.
    • Loạn thị.
  • Bẩm sinh: trẻ em sinh non hoặc nhẹ cân cũng có nguy cơ bệnh mắt lác. Hơn một nửa số trẻ mắc bệnh mắt lác bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu do dây thần kinh thiếu kiểm soát chuyển động của các cơ mắt khỏe. [2]
  • Di truyền: gia đình có người bệnh mắt lác, con cái có khả năng cao cũng mắc bệnh này.
  • Não úng thủy: người bệnh gặp một số vấn đề xuất hiện ở não như não úng thủy, bại não, u não, chứng Down có thể khiến mắt lác.
  • Tổn thương dây thần kinh sọ não: người bệnh chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma…) có thể dẫn đến mắt lác.

Phân loại mắt lác

Dựa vào hướng lệch của cơ vận nhãn, bác sĩ thường phân bệnh mắt lác thành 4 loại, bao gồm:

  • Mắt nhìn lên: lác trên.
  • Mắt nhìn xuống: lác dưới.
  • Mắt quay vào trong: lác trong.
  • Mắt hướng ra ngoài: lác ngoài.
bị lácCác loại mắt lác.

Phương pháp chẩn đoán mắt lác

Bác sĩ chẩn đoán mắt lác bằng phương pháp xét nghiệm mắt tiêu chuẩn gồm che và mở mắt. Phương pháp này giúp bác sĩ có thể theo dõi sự thay đổi hướng đồng tử, kiểm tra phản xạ ánh sáng, kiểm tra võng mạc và thị lực. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra não và thần kinh để chẩn đoán mắt lác.

Mắt lác có chữa được không?

Mắt lác chữa được, người bệnh cần đến gặp đội ngũ bác sĩ chuyên điều trị mắt lác uy tín để được khám và lên liệu trình điều trị kịp thời. Hiện có nhiều phương pháp điều trị mắt lác như đeo kính, thuốc, liệu pháp thị giác và phẫu thuật.

Làm thế nào để điều trị mắt bị lác?

Một số cách điều trị mắt lác, bao gồm:

  • Đeo kính: phương pháp này giúp người bệnh mắc các tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,… hạn chế nheo mắt, mắt lác.
  • Thuốc điều trị: bác sĩ sẽ tiêm thuốc điều trị vào cơ mắt để làm suy yếu phần cơ này và giúp mắt nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp điều trị này thường chỉ kéo dài dưới 3 tháng.
  • Liệu pháp thị giác: liệu pháp này giúp cải thiện thị lực ở mắt lắc. Đồng thời, người bệnh có thể thực hiện tại nhà chỉ bằng một số bước sau:
    • Bài 1: chấm 1 điểm màu trên tường hoặc sàn nhà. Bịt 1 mắt, dùng mắt còn lại nhìn tập trung vào điểm đã chấm. Người bệnh điều chỉnh khoảng cách giữa điểm màu và mắt sao cho nhìn thấy rõ. Người bệnh hãy luyện tập bài này hàng ngày và luân phiên ở cả 2 mắt.
    • Bài 2: bài tập này được thực hiện ngoài trời – nơi có điều kiện ánh sáng đủ. Người bệnh sẽ phóng tầm mắt ra xa, nhìn các dãy nhà hoặc hàng cây.
    • Bài 3: người bệnh giơ tay song song với mắt và đưa mắt nhìn tập trung bàn tay. Trong đó, mắt trái nhìn tay trái, mắt phải nhìn tay phải. Sau đó, người bệnh di chuyển chéo 2 tay và mắt nhìn theo tay. Tiếp theo, người bệnh đưa 2 tay xa mắt khoảng 20-50cm rồi về lại vị trí ban đầu. Bài tập này cần thực hiện 3-5 phút/ngày.
    • Bài 4: sau khoảng 2 – 3 giờ liên tục học hoặc làm việc căng thẳng, người bệnh hãy nhắm mắt và thả lỏng đầu hoàn toàn để mắt được nghỉ ngơi.
    • Bài 5: trường hợp người bệnh chỉ lác nhẹ 1 bên mắt, hãy che mắt và tập nhìn nhiều hơn bên mắt lác.

Phương pháp phòng ngừa bệnh mắt lác

Khách hàng có thể phòng ngừa bệnh mắt lác bằng một số phương pháp sau, trừ trường hợp lác do bẩm sinh hoặc do dị dạng hốc mắt. Bao gồm:

  • Khám mắt định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Nếu bạn dùng cần đảm bảo đủ ánh sáng, giữ thiết bị xa mắt.
  • Khi học tập hoặc làm việc cần ngồi đúng tư thế và dành chút thời gian để mắt nghỉ ngơi.
  • Với người cao tuổi cần có biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường và dẫn đến mắt lác.
  • Giữ chế độ ăn uống phù hợp như thực phẩm chứa nhiều omega 3, Vitamin A, C và chất chống Oxy hóa gồm cá hồi, hạt hướng dương, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh,…
  • Ngừng sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê,…
nguyên nhân lác mắtKhách hàng hãy khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Trung tâm Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng người bệnh.

Đặt biệt, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ chuẩn 5 sao gồm:

  • Chọn bác sĩ, đặt lịch khám.
  • Hỗ trợ thanh toán BHYT.
  • Tiến sĩ, Thạc sĩ, bác sĩ đầu ngành về nhãn khoa.
  • Khu phòng nội trú, phòng khám chuẩn khách sạn.
  • Dịch vụ chăm sóc tận tâm.

Mắt lác gây ảnh hưởng đến thị lực, tính thẩm mỹ về diện mạo và tâm lý người bệnh rất nhiều. Thông qua bài này, người bệnh hiểu được dấu hiệu mắt lác và đến ngay chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được bác sĩ khám, chẩn đoán và lên liệu trình điều trị kịp thời.

Đọc toàn bộ bài viết