Mẹ bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi mà rất nhiều các bà bầu mắc bệnh này băn khoăn. Viêm mũi dị ứng không chỉ gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở ở mẹ mà còn có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Mẹ bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Về bản chất, viêm mũi dị ứng chỉ là một bệnh lý về hô hấp và có thể điều trị được nếu phát hiện và ngăn chặn bệnh đúng cách ngay từ đầu. Tuy nhiên việc điều trị viêm mũi dị ứng ở bà bầu có phần khó khăn hơn do việc dùng một số loại thuốc bị hạn chế. Nếu không kiểm soát được bệnh này sớm, có thể sẽ dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.
Thường tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ xuất hiện trong 6 tháng cuối thai kỳ và biến mất sau sinh 2 tuần mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên khi mang thai phụ nữ thường có sự thay đổi hoocmon cùng với việc ốm nghén khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh mẽ hơn. Các triệu chứng thường là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi.
Tình trạng nghẹt mũi khó thở có xu hướng nặng hơn về đêm do nhiệt độ suy giảm gây ra tình trạng thiếu oxy khi ngủ. Nếu lượng oxy cho mẹ không đủ khiến cho thai nhi cũng bị thiếu oxxy và có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp thai kỳ. Thai nhi có thể bị biến dạng hay sinh ra bị chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí não. Mẹ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mẹ bị mất ngủ, mệt mỏi khiến con cũng không được khỏe mạnh toàn diện. Bé có thể phát triển chậm hơn so với kích thước thông thường. Ngoài ra, khi mang thai bị viêm mũi dị ứng còn kèm theo các triệu chứng hắt hơi và xì mũi liên tục. Điều này có thể gây kích thích cơn gò tử cung và làm tăng khả năng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là có thể sảy thai rất nguy hiểm.
Như vậy có thể thấy, bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và con. Vì vậy cần sớm phát hiện và điều trị bệnh để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai
Trên thực tế có đến 15- 20% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh lý hô hấp khá phổ biến thường xuất hiện do hệ miễn dịch của cư thể suy yếu nên dễ mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng, mà phụ nữ có thai lại là đối tượng hàng đầu có hệ miễn dịch không ổn định.
Sự thay đổi nội tiết tố, ốm nghén, stress, mệt mỏi, ăn uống không đủ chất đều là các nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai. Kết hợp với các dị nguyên gây dị ứng bên ngoài sẽ làm bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng nghiêm trọng. Các tác nhân dị ứng này có thể là những yếu tố tồn tại sẵn xung quanh mỗi người như bụi bẩn, khói thuốc, nấm mốc, mạt nhà, phấn hoa hay lông động vật…
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, khi mang thai, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ có xu hướng tăng nhiều hơn bình thường. Oestrogen lại là hoạt chất có khả năng gây ức chế acetylcholin esterase – một chất dẫn truyền thần kinh đồng thời làm gia tăng phản ứng cholinergic gây tiết dịch nhờn và luân chuyển lông mũi làm phù nề niêm mạc. Ngoài ra, Oestrogen cũng có khả năng kích thích phóng thích histamin nhiều hơn bình thường và gây ra tình trạng sung huyết, trương phình các mạch máu nhỏ trong mũi và dẫn đến viêm mũi dị ứng.
Đặc biệt với những bà bầu có cơ địa dị ứng hay có tiền sử mắc một số bệnh về đường hô hấp trước đó thì càng có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn. Các tác nhân gây dị ứng còn có thể xâm nhập qua đường ăn uống như ăn hải sản, trứng, lạc…
Điều trị viêm mũi cho phụ nữ mang thai
Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi một phần là do việc điều trị gặp nhiều bất cập. Phụ nữ có thai là đối tượng rất khó để chỉ định thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, tốt nhất nếu phát hiện bệnh, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời và an toàn cho cả mẹ và bé.
Dùng thuốc Tây Y
Với phụ nữ khi mang thai sẽ bị hạn chế dùng một số loại thuốc như kháng sinh, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy dù thuốc Tây cho tác dụng điều trị bệnh nhanh hơn nhưng chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu mới nên sử dụng.
Các loại thuốc thường được dùng cho phụ nữ có thai bị viêm mũi dị ứng như
- Thuốc xịt mũi NaCl 0.9%: Đây là dạng thuốc xịt mũi được điều chế dưới dạng sương mù có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm sạch mũi, loại bỏ dịch nhầy khó chịu bên trong mũi. Loại thuốc xịt mũi này không gây kích ứng nên có thể sử dụng cho cả phụ nữ có thai.
- Thuốc Natri cromolyn: thường được dùng dưới dạng xịt mũi có tác dụng ngăn ngừa sự phóng thích quá mức của histamin và ổn định tế bào mast nhờ đó giảm nhẹ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, dẫn lưu đường thở để đưa oxy được đưa đến thai nhi đầy đủ.
- Thuốc kháng histamin: Dùng để ức chế tình trạng phóng thích histamin quá mức của cơ thể. Phụ nữ có thai thường sẽ dùng loại thuốc kháng sinh histamin thế hệ thứ hai vì ít tác dụng phụ và an toàn với cả mẹ và bé. Một số loại histamin nhóm này thường được dùng như Tripelennamine, chlorpheniramine, loratadine…
- Thuốc co mạch: Giúp giảm sung huyết phù nề ở niêm mạc mũi giúp cho đường thở được thông thoáng, mẹ bầu dễ ngủ hơn, không còn tình trạng chảy nước mũi, hắt xì gây mệt mỏi. Một số loại thuốc thường được chỉ định như naphazolin, oxymetazolin,xylometazolin…
Để đảm bảo an toàn, việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bạc sĩ. Mẹ bầu không tự ý chẩn đoán và mua thuốc về dùng vì có thể không thích hợp với cơ địa và gây ra một số tác dụng phụ. Ngoài ra, cần đảm bảo dùng thuốc theo đúng toa thuốc vì ngưng thuốc sớm có thể làm nhờn thuốc và tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng chuyển sang mãn tính. Trong khi đó, dùng thuốc quá liều lại có thể gây ngộ độc và rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Điều trị tại nhà
Với tình trạng viêm mũi dị ứng mới khởi phát, bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để làm thông mũi, giảm nghẹt mũi vừa tiện lợi vừa an toàn. Các cách này đều tận dụng các loại thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và không hề gây hại cho bé.
Vệ sinh mũi hằng ngày
Việc vệ sinh mũi là điều vô cùng cần thiết để loại bỏ các dịch nhầy trong khoang mũi cùng các vi khuẩn có hại nơi đây, từ đó làm giảm tình trạng nghẹt mũi và hạn chế tình trạng lây lan sang các bệnh hô hấp khác. Mẹ bầu có thể chữa viêm mũi bị ứng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hằng ngày vừa đơn giản tiện lợi lại rất an toàn cho sức khoẻ.
Nếu có nhiều thời gian hơn, mẹ bầu cũng có thể làm vài dung dịch sát khuẩn mũi đơn giản từ dùng nước ép tỏi kết hợp với mật ong hay làm rượu tỏi cũng đều đem đến những tác dụng kháng khuẩn, sạch khoang mũi rất tốt. Thực hiện các phương pháp vệ sinh 3-4 ngày một lần, đặc biệt trước khi đi ngủ sẽ nhanh chóng đẩy hết dịch nhầy, dẫn lưu đường thở, mẹ được ngon giấc cho bé khoẻ mạnh hơn.
Xông hơi mũi
Xông mũi là biện pháp giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ngay lập tức mà lại cực an toàn và dễ làm. Mẹ bầu có thể đun sôi nước sau đó cho các thảo dược vô rồi xông hơi khi còn nóng. Hơi ẩm từ nước bốc ra đi vào khoang mũi cùng với các tinh dầu từ thảo dược đem đến tác dụng sát khuẩn mạnh đồng thời đẩy các chất nhầy khỏi mũi nhờ đó các triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm nhanh chóng.
Các loại thảo dược mà bà bầu có thể tận dụng như bạc hà, tía tô, rau ngải cứu, lá trầu không, sả… đều là các thảo dược có sẵn trong vườn nhà hoặc chợ rất dễ mua. Lưu ý là nên rửa sạch và ngâm nước muối trước khi xông hơi để loại bỏ các tạp chất có trên lá. Ngoải ra khi xông hơi cũng nên để mặt cách nồi xông khoảng 20- 30cm để tránh làm mặt bị bỏng rát nhé.
Uống trà thảo dược
Các loại trà thảo dược có tác dụng an thần, hỗ trợ ngủ ngon, làm ấm cơ thể nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra các tinh chất từ thảo dược trong trà còn có tác dụng kháng khuẩn sẽ giúp tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng nhanh chóng biến mất.
Mẹ bầu có thể cho vài lá bạc hà, quế vào một bình nước sôi hãm trong vài phút là có thể dùng được. Thực hiện tương tự với gừng tươi hoặc một số loại thảo dược khác. Có thể cho thêm một chút mật ong để tăng tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cũng rất hiệu quả.
Chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở thai phụ
Việc điều trị viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai sẽ không có kết quả tốt nếu người bệnh không thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn. Khi hệ miễn dịch ổn định đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa sự xâm nhập của các dị nguyên, lượng histamin phóng thích vừa đủ và không gây viêm nhiễm. Vì vậy tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chính là cách tốt nhất để phòng tránh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý bao gồm
- Có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ cho hệ miễn dịch. theo ddó mẹ bầu nên tăng cường bổ sung canxi, các vitamin, chất xơ, đạm có trong rau củ, thịt, trái cây và một số thực phẩm bổ sung khác.
- Đảo bảo cơ thể đủ ấm khi ra ngoài, bằng cách luôn mặc đủ áo khoác, đeo khẩu trang nhất là khi giao mùa.
- Bổ sung 2 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể tăng cường thông qua các loại sữa, nước trái cây hay nước ép rau củ.
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi ở, giặt giũ chăn màn để loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng.
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để giữ ấm cơ thể đồng tránh phòng tránh các tác nhân có thể gây dị ứng bên ngoài như bụi bẩn, phấn hóa, lông động vật..
- Vận động nhẹ nhàng phù hợp với thai nhi như yoga, đi dạo chậm để giúp tăng cường sức đề kháng hạn chế tình trạng mắc bệnh hoặc bệnh tái phát.
Viêm mũi dị ứng sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi nếu mẹ có thể kiểm soát tốt tình hình và điều trị dứt điểm bệnh sớm. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc giúp cho mẹ và bé được khoẻ mạnh hơn cũng như đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất về thể chất và trí não cho trẻ nhỏ.