Mổ ruột thừa sau bao lâu thì lành và có thể đi lại bình thường

1 năm trước 20

Mổ ruột thừa không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với cộng đồng. Khi ruột thừa bị sưng viêm, vùng bụng phải sẽ bị đau dữ dội. Cách duy nhất để điều trị đó là cắt bỏ phần ruột thừa. Phẫu thuật này khá đơn giản và đã được áp dụng từ rất lâu. Sau khi mổ xong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường.

Khi ruột thừa bị sưng viêm, vùng bụng phải sẽ bị đau dữ dội. Cách duy nhất để điều trị đó là cắt bỏ phần ruột thừa.Khi ruột thừa bị sưng viêm, vùng bụng phải sẽ bị đau dữ dội. Cách duy nhất để điều trị đó là cắt bỏ phần ruột thừa.

Bao lâu sau khi mổ ruột thừa thì lành và đi lại được?

Mổ ruột thừa là một cuộc phẫu thuật lành tính. Phẫu thuật này được chỉ định khi ruột thừa của người bệnh bị sưng viêm. Bác sĩ cần phải tiến hành cắt bỏ phần ruột thừa viêm càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ gặp những nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi mổ ruột thừa xong, bệnh nhân sẽ không bị mất quá nhiều thời gian để vết mổ lành.

Thông thường, vết mổ sẽ lành lại từ 1 đến 2 tuần lễ. Sau khi vết mổ lành, bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại bình thường, vận động nhẹ.

Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,…

Tuy nhiên, thời gian lành vết thương và bình phục hẳn còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc khoa học.

Những điều cần biết về ca mổ ruột thừa

1. Khi nào phải mổ ruột thừa?

Khi bệnh nhân thấy có dấu hiệu đau phía bên phải, bụng dưới. Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám ngay. Đau bụng bên phải là dấu hiệu ruột thừa bị đau do sưng viêm.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa giúp cho tình trạng đau đớn không còn.

Cơ quan tiêu hóa vẫn hoạt động tốt nếu không có ruột thừa.

Nếu không cắt bỏ ruột thừa sưng viêm sớm, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng ruột và các cơ quan tiêu hóa khác. Rất có thể người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.

2 Các phương pháp mổ

Hiện nay, có hai phương pháp mổ thông dụng đó là mổ nội soi và mổ thường.

Phương pháp mổ thường

Mổ thường, hoặc có thể gọi cách khác là mổ hở. Đây là một phương pháp mổ truyền thống, đã được thực hiện từ rất lâu. Các bác sĩ sẽ vạch một đường dài trên bụng. Sau đó, họ sẽ quan sát bằng mắt thường và mổ trực tiếp.

Phương pháp mổ này khá đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, thời gian lành vết thương sẽ kéo dài vì vết mổ quá rộng.

Phương pháp mổ nội soi

Đối với phương pháp mổ nội soi, các bác sĩ không vạch mổ một đường dài trên bụng bệnh nhân. Họ tiến hành mổ một đường nhỏ hơn. Sau đó, họ đưa những thiết bị chuyên dụng vào bụng qua đường mổ nhỏ.

Bác sĩ sẽ quan sát phần bên trong bụng của bệnh nhân qua một màn hình lớn. Ruột thừa của bệnh nhân vẫn sẽ được cắt bỏ.

Thời gian lành vết mổ của phương pháp nội soi nhanh hơn so với phương pháp mổ thường.

Phương pháp mổ nội soi phù hợp với những người cao tuổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…

Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi không áp dụng cho bệnh nhân có tình trạng sưng viêm quá nghiêm trọng.

Những lưu ý sau khi mổ ruột thừa

1. Những rủi ro có thể xảy ra

Mổ ruột thừa là một ca phẫu thuật thường thấy ở các bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số rủi ro sau khi phẫu thuật. Sau đây là một vài rủi ro bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt:

  • Mất nhiều máu trong quá trình thực hiện phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng;
  • Tổn thương một số cơ quan lân cận như ruột non, niệu quản hoặc bàng quang;
  • Hiện tượng máu đóng cục các tĩnh mạch sâu;
  • Vết mổ lâu lành.

2. Đến gặp bác sĩ khi nào?

Nếu mổ nội soi, sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân có thể được xuất viện. Nếu mổ thường, sau 1 tuần, bệnh nhân có thể được xuất viện nếu bác sĩ theo dõi thấy tình hình không có gì xấu. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc để tự thực hiện ở nhà.

Tuy nhiên, nếu có những chuyển biến xấu, bệnh nhân nên quay lại bệnh viện gặp bác sĩ để được giải quyết. Bệnh nhân nên quay lại bệnh viện khi thấy có những triệu chứng bất thường như:

  • Đỏ và sưng xung quanh vết mổ;
  • Sốt trên 38°C;
  • Ớn lạnh;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Co thắt dạ dày;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn hai ngày.

3. Chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bình phục sau phẫu thuật.

Bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn sau:

  • Những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cơm nhão, cháo, súp, canh, bún, hủ tiếu, nuôi,…
  • Những loại thực phẩm giàu các beta-caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… giúp vết thương chóng lành.
  • Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu,… Lưu ý, tránh ăn rau muống.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C.
  • Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có ích cho tiêu hóa: sữa chua, khoai tây nghiền,…
Những loại thực phẩm giàu các beta-caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,... giúp vết thương chóng lành.Những loại thực phẩm giàu các beta-caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… giúp vết thương chóng lành.

4. Sinh hoạt thường ngày

Đối với sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, luyện tập và làm việc hợp lý. Từ 2 đến 3 tuần sau khi mổ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, chờ cho cơ thể bình phục hoàn toàn.

Bệnh nhân nên:

  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc;
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng;
  • Đi bộ trong khả năng của mình;
  • Ăn uống đúng giờ;
  • Giữ tinh thần vui tươi, lạc quan, thoải mái.
Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,...Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,…

Bệnh nhân không nên:

  • Làm việc nặng và lao động quá sức;
  • Stress, âu lo;
  • Ăn các thực phẩm cay nóng;
  • Chạy nhảy, vận động mạnh.

Mổ ruột thừa không phải là điều đáng lo ngại. Sau khi mổ ruột thừa từ 2 đến 3 tuần, bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng. Đây là thời gian cơ thể hồi phục. Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để thời gian bình phục nhanh hơn.

Nội dung bài viết chỉ có tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đọc toàn bộ bài viết