Mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không? Có cần điều trị nội tiết không?

2 năm trước 23

Có không ít người đang cho rằng mụn trứng cá là bệnh nội tiết. Mà đã là bệnh nội tiết thì phải thăm khám nội tiết mới cho được kết luận chính xác về bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho biết, trứng cá chỉ liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, không phải là bệnh nội tiết. Nếu như bạn đang không biết mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không thì hãy cùng với Dr.thaiha tìm hiểu nhé!

Trứng cá có phải bệnh nội tiết không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trứng cá là bệnh da liễu có liên quan đến Hormone sinh dục androgen. Chính vì thế, khi nhắc đến mụn trứng cá có không ít người cho rằng đây là một bệnh nội tiết và lập tức tiến hành thăm khám cũng như điều trị nội tiết. Và dù cho đã điều trị rất tích cực nhưng mà mụn vẫn rất “lì lợm”, mãi không chịu biến mất.

Lý giải về điều này, các chuyên gia da liễu cho biết, trứng cá chỉ là bệnh da liễu thông thường, hoàn toàn không phải là bệnh nội tiết. Việc cơ thể của bạn nổi mụn trứng cá chỉ liên quan đến các vấn đề về rối loạn nội tiết, cụ thể chính là androgen tại một số thời điểm nhất định.

Các bệnh nội tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trứng cá gồm:

  • Cường androgen với các bệnh liên quan như đa nang buồng trứng, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (trứng cá ở trẻ sơ sinh), khối u thượng thận hoặc buồng trứng.
  • Bệnh tuyến giáp (bệnh tuyến giáp tự miễn) cũng khiến cho androgen bị rối loạn và chiếm 5% trong số các trường hợp mắc trứng cá hiện nay.

Kết luận: tên gọi trứng cá nội tiết chỉ để chỉ nguyên nhân hình thành mụn trứng cá là sự rối loạn nội tiết tố. Mụn trứng cá không phải là bệnh nội tiết thông thường. Do đó, không nhất thiết phải thăm khám nội tiết trong điều trị mụn trứng cá, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu trực tiếp điều trị bệnh cho bạn.

Mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không? Có cần điều trị nội tiết không?

Mụn nội tiết xuất hiện khi nào?

Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ dậy thì, trẻ vị thành niên và người trưởng thành.

Trứng cá sơ sinh ở trẻ nhỏ có liên quan đến các vấn đề nội tiết trong cơ thể của người mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai. Sau khi em bé chào đời, trứng cá có thể mọc trên da nhưng khi cơ thể đào thải được hết androgen thì mụn sẽ dần dần biết mất. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mọc mụn trứng cá.

Ngoài ra, mụn nội tiết còn có thể xuất hiện ở một số các thời kỳ nhạy cảm sau:

  • Trẻ trong độ tuổi dậy thì, khoảng từ 13-16 tuổi. Khi này, cơ thể của trẻ sẽ có sự thay đổi rất nhiều. Ví dụ như việc tăng chiều cao, tăng cân nặng, rạn da và vỡ giọng…
  • Trước chu kỳ kinh nguyệt chị em cũng có thể bị mụn trứng cá nội tiết. Nhưng đây hoàn toàn không phải là dạng bệnh nội tiết mà chỉ là bệnh về da thông thường.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh cũng sẽ khiến cho sự rối loạn nội tiết tố xảy ra. Và có rất nhiều chị em không biết mụn trứng cá có phải là bệnh nội tiết không.
  • Thời điểm mà nồng độ androgen tăng quá mức. Thường liên quan đến việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, gây tác dụng phụ…

Mụn nội tiết có những đặc điểm gì?

Như vậy là chúng ta đã biết mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không? Câu hỏi tiếp theo cần được giải đáp chính là các đặc điểm nhận dạng của mụn nội tiết là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mụn trứng cá có liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể thường ảnh hưởng nhiều đến vùng da mặt. Mụn có thể xuất hiện chỉ trong thời gian ngắn nhưng sau đó sẽ tái phát rất nhanh. Có không ít nữ giới bị mọc trứng cá nội tiết hàng tháng, trước chu kỳ kinh nguyệt vài ngày.

Đặc điểm nhận dạng mụn nội tiết như sau:

  • Vị trí xuất hiện mụn nội tiết: Ở độ tuổi dậy thì mụn sẽ tập trung ở mũi và trán. Ở độ tuổi trưởng thành mụn sẽ tập trung ở má và vùng viền hàm, cằm…
  • Các dạng mụn nội tiết: Mụn nội tiết rất đa dạng. Bao gồm mụn không viêm gồm mụn đầu đen, đầu trắng; mụn viêm là các u nang nhỏ.
  • Dấu hiệu cơ năng: Nhân mụn nội tiết thường nằm sâu dưới da, kích thước mụn có thể lớn và gây ra các dấu hiệu cơ năng như sưng tấy ra, đỏ da và đau tại chỗ.

Mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không? Có cần điều trị nội tiết không?

Liệu pháp nội tiết trong điều trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không, điều trị như thế nào? Mặc dù mụn trứng cá không phải là dạng bệnh nội tiết nhưng việc điều trị nội tiết vẫn cần được thực hiện. Liệu pháp nội tiết tố trong điều trị trứng cá như sau:

Chỉ định điều trị nội tiết

Liệu pháp điều trị nội tiết thường được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Người bị cường androgen với biểu hiện nổi nhiều bọc, nang trứng cá; khởi phát đột ngột mụn trứng cá; tổn thương lan rộng nhanh chóng.
  • Người bị tăng sản buồng trứng hoặc tuyến thượng thận hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Nữ giới bị trứng cá bùng phát nặng lên trước kỳ kinh nguyệt cũng cần điều trị nội tiết tố.
  • Trứng cá khởi phát muộn ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc các trường hợp không đáp ứng được với giải pháp điều trị thông thường.

Có cần làm xét nghiệm nội tiết hay không?

Có thể có hoặc không cần làm xét nghiệm nội tiết trước điều trị mụn. Chú ý, bệnh nhân cần dừng các biện pháp điều trị nội tiết 1 tháng trước khi xét nghiệm để tránh kết quả bị sai lệch. Tuân thủ mọi yêu cầu được bác sĩ chuyên khoa đưa ra để có kết luận chính xác mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không và hướng điều trị phù hợp.

Các liệu pháp nội tiết trong điều trị mụn trứng cá là gì?

Tuỳ theo từng dạng Testosterone toàn phần và Testosterone tự do mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra giải pháp điều trị nội tiết phù hợp. Chỉ định dùng thuốc khác nhau giữa mỗi bệnh nhân, do đó, không tự ý điều trị theo đơn thuốc hoặc phác đồ của người khác để tránh biến chứng nguy hiểm.

Ngoài các loại thuốc điều trị nội tiết, bác sĩ cũng có thể gợi ý cho bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai phối hợp. Tác dụng chính của thuốc tránh thai sẽ là ức chế tiết hormone sinh dục, ức chế rụng trứng; ức chế buồng trứng sản xuất androgen; chặn thụ thể androgen… để kiểm soát việc hình thành mụn nội tiết mới…

Mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không? Có cần điều trị nội tiết không?

Tuy nhiên, thuốc tránh thai phối hợp cần chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Nữ giới có tiền sử bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, huyết khối tĩnh/động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Nữ giới có thói quen hoặc bị nghiện hút thuốc và trên 35 tuổi.
  • Nữ giới thường xuyên bị đau đầu migraine có rối loạn chức năng não bộ tạm thời.
  • Phụ nữ đang mắc hoặc có tiền sử ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung.
  • Người bị u gan, rối loạn chức năng gan.
  • Phụ nữ đang có thai và bị dị ứng với thuốc tránh thai phối hợp.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường có biến chứng…

Dr.thaiha hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được mụn trứng cá có phải bệnh nội tiết không, dấu hiệu nhận biết là gì và cách điều trị hiệu quả nhất. Để có kế hoạch điều trị mụn trứng cá hiệu quả, bạn hãy sắp xếp thời gian thăm khám cùng các chuyên gia da liễu tại Dr.thaiha để có sự tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. Chúc bạn sớm điều trị thành công mụn trứng cá.

Đọc toàn bộ bài viết