Bối cảnh: Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích của việc điều trị đái tháo đường thai kỳ nhẹ
Phương pháp:
- Những thai phụ từ tuần thứ 24 đến 31 có đủ tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nhẹ (có kết quả dung nạp glucose bất thường, nhưng đường huyết đói dưới 95mg/dl) được phân nhóm ngẫu nhiên thành 2 nhóm.
- Nhóm chứng sẽ được chăm sóc tiền sản thường quy, tiết chế dinh dưỡng và tự theo dõi đường huyết, và nhóm can thiệp có thể sẽ được dùng thêm insulin nếu cần thiết.
- Kết quả ban đầu là sẩu thai, thai lưu hoặc chết chu sanh hoặc các biến chứng sau sanh như tăng bilirubin, hạ đường huyết, tăng insulin máu và sang chấn sản khoa
Kết quả:
- 958 thai phụ (485 nhóm can thiệp và 473 nhóm chứng) được chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu. Ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả ban đầu giữa hai nhóm (32.4% nhóm can thiệp và 37% nhóm chứng, p = 0.14). Không có trường hợp nào chết chu sanh.
- Tuy nhiên nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa các kết quả thứ phát giữa hai nhóm, bao gồm: cân năng trung bình (3302 vs. 3408 g), khối luợng mỡ của bé sơ sinh (427 vs. 464 g), tần suất thai lớn so với tuổi thai (7.1% vs. 14.5%), cân năng lúc sanh trên 4000g (5.9% vs. 14.3%), ngôi vai đẻ khó (1.5% vs. 4.0%), và sanh mổ (26.9% vs. 33.8%).
- Việc can thiệp điều trị cũng giúp làm giảm tỉ lệ tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ (tỉ lệ kết hợp 2 biến cố, 8.6% vs. 13.6%; P=0.01).
Kết luận: mặc dù điều trị đái tháo đường thai kỳ không làm giảm đáng kể các kết cục ban đầu như thai lưu, chết chu sanh hay những biến cố nặng cho bé sơ sinh, nhưng việc can thiệp điều trị giúp làm giảm đáng kể nguy cơ thai to, ngôi vai, sanh mổ và rối loạn huyết áp (ClinicalTrials.gov number, NCT00069576 [ClinicalTrials.gov] .)
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn