Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

2 năm trước 21

Người thường xuyên bị dị ứng thời tiết nên kiêng một số thực phẩm có khả năng dị ứng cao, hạn chế mặc quần áo chật và tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như côn trùng, hóa mỹ phẩm, lông chó mèo, phấn hoa,… nhằm phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.

dị ứng thời tiết nên kiêng gìBị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng ngừa tái phát?

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng và giảm nhẹ bệnh?

Người hay bị dị ứng thời tiết thường có cơ địa nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy bạn nên chủ động kiêng cử một số thực phẩm, thức uống và cải thiện một số thói quen để giảm nguy cơ tái phát bệnh. Ngoài ra việc kiêng cử trong giai đoạn bệnh đã khởi phát còn có thể giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát tiến triển của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.

Người thường xuyên bị dị ứng thời tiết nên kiêng cử:

1. Một số loại thực phẩm và đồ uống gây dị ứng

Thức ăn gây dị ứng là một trong những yếu tố thuận lợi kích thích phản ứng dị ứng và gây ra tình trạng phát ban, phù mạch và nổi mề đay ở da. Bổ sung các loại thực phẩm này trong giai đoạn thời tiết thay đổi còn làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

dị ứng thời tiết nên kiêng gìNgười có cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng nên tránh ăn động vật có vỏ như tôm, cua, sò

Chính vì vậy người có tiền sử dị ứng thời tiết nên hạn chế một số thực phẩm có khả năng dị ứng cao như:

  • Động vật có vỏ: Các loại động vật có vỏ như tôm, cua, hàu, nghêu, sò,… có thể gây dị ứng cao. Khi dung nạp, hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn protein trong các loại thực phẩm này là dị nguyên. Sau đó bắt đầu sản sinh IgE (kháng nguyên) tương ứng, kích thích giải phóng histamine và tăng nguy cơ dị ứng thời tiết.
  • Đậu phộng: Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Thành phần vicilin và albumin trong loại đậu này có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá. Ngoài ra bệnh nhân đang bị dị ứng thời tiết hoặc nổi mề đay thường có triệu chứng lan tỏa rộng và nặng nề hơn khi bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn.
  • Thực phẩm cay nóng/ lạnh: Dị ứng thời tiết xảy ra khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột. Vì vậy nếu bổ sung thực phẩm cay nóng hoặc có tính lạnh, triệu chứng thường có xu hướng bùng phát mạnh và tiến triển phức tạp hơn.
  • Sữa: Sữa là loại thức uống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ở những trường hợp không dung nạp lactose, sử dụng sữa có thể gây đau bụng, tiêu chảy và làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.
  • Rượu bia: Uống rượu bia thường xuyên có thể gây căng thẳng hệ thần kinh, khiến sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài ra thói quen này còn tạo điều kiện thuận lợi để các triệu chứng dị ứng thời tiết bùng phát và lây lan rộng.

2. Tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh thói quen tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng – đặc biệt là trong thời điểm nhiệt độ thay đổi đột ngột.

dị ứng thời tiết nên kiêng gìTắm nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến da bị kích ứng và nhạy cảm hơn bình thường
  • Tắm nước quá lạnh: Nhiệt độ lạnh có thể khiến da bị kích thích và trở nên nhạy cảm với các sự thay đổi từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và không khí. Chính vì vậy thói quen này có thể làm tăng nguy tái phát dị ứng thời tiết. Ngoài ra tắm nước quá lạnh cũng có thể làm phát sinh chứng nổi mề đay do lạnh và viêm da cơ địa.
  • Tắm nước quá nóng: Thông thường, da sẽ được bảo vệ bởi lớp màng lipid mỏng. Tuy nhiên khi tắm nước quá nóng, lớp màng này sẽ bị phá vỡ dẫn đến tình trạng sức đề kháng của da suy yếu, da khô ráp và bong tróc. Ở điều kiện này, da dễ bị kích thích và xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra khi tắm bạn cũng cần tránh tình trạng tắm quá lâu, chà xát mạnh khi tắm hoặc tắm bằng các nguồn nước chứa hàm lượng khoáng chất cao.

3. Hạn chế mặc quần áo chật

Thói quen mặc quần áo chật có thể làm tăng ma sát lên da, khiến da bị kích thích và dễ bị dị ứng. Trong quá trình cọ xát, vùng da tiếp xúc sẽ có xu hướng kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine mà không cần thông qua phản ứng dị ứng (tạo kháng nguyên IgE). Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thời tiết và chứng mề đay vẽ nổi.

4. Không nên để da quá khô

Nổi mề đay, viêm da cơ địa và dị ứng thời tiết thường có xu hướng bùng phát ở những người có làn da khô bẩm sinh. Vì vậy trong thời gian chuyển mùa, bạn nên tránh để da quá bong tróc và khô ráp.

ĐỌC THÊM: Dị ứng thời tiết lạnh: Cách nhận biết và xử lý hiệu quả

dị ứng thời tiết nên kiêng gìĐể da quá khô có thể khiến tổn thương da bùng phát và lan tỏa nhanh chóng

Da khô ráp thường có sức đề kháng yếu, độ đàn hồi kém và dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm và ánh nắng. Ngoài ra da khô còn làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng của bệnh, đồng thời tăng tốc độ lão hóa và hình thành các nếp nhăn.

5. Tránh tiếp xúc với yếu tố kích thích

Ngoài sự thay đổi đột ngột của độ ẩm, nhiệt độ, không khí,… nguy cơ bùng phát dị ứng thời tiết cũng có thể tăng lên đáng kể nếu có các yếu tố kích thích như:

  • Khói thuốc lá
  • Phấn hoa, mạt bụi trong không khí
  • Nấm mốc
  • Hóa mỹ phẩm có độ kích ứng cao
  • Lông chó mèo
  • Nọc độc côn trùng
  • Nhựa thực vật
  • Một số kim loại nặng

Vì vậy người thường xuyên bị dị ứng thời tiết và người có cơ địa nhạy cảm nên tránh tiếp xúc với yếu tố kích thích nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số biện pháp nên thực hiện để phòng ngừa dị ứng thời tiết

Bên cạnh những thói quen, thực phẩm và đồ uống cần hạn chế, người có cơ địa nhạy cảm nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết sau đây:

dị ứng thời tiết nên kiêng gìNên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ dị ứng thời tiết tái phát
  • Chăm sóc da đúng cách và hạn chế trang điểm trong thời gian chuyển mùa.
  • Hạn chế di chuyển ngoài trời, đồng thời nên đeo khẩu trang và mặc ấm để giảm nguy cơ kích ứng da do lạnh hoặc do tiếp xúc với phấn hoa.
  • Nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học và luyện tập thường xuyên.
  • Vệ sinh không gian sống để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và một số yếu tố kích thích như lông chó mèo, côn trùng, phấn hoa.
  • Kiểm soát căng thẳng và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực bằng cách tập yoga, ngồi thiền, trò chuyện cùng người thân, nghỉ ngơi, đọc sách,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng da và niêm mạc đường hô hấp bị kích thích.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng ngừa và giảm nhẹ bệnh?”. Trong trường hợp bệnh có tiếp tục tái phát sau khi được thực hiện những biện pháp trên, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa chuyên sâu.

ĐỪNG BỎ LỠ: DANH Y chỉ cách chữa dị ứng thời tiết, dù nóng hay lạnh cũng không lo mẩn ngứa

Đọc toàn bộ bài viết