Để điều trị được bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, người bệnh cần có cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học, kết hợp với tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị một cách tốt nhất.
1. Thoái hóa khớp gối là gì
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thường gặp nhất về thoái hóa xương và đa số đối tượng mắc phải căn bệnh này là những người cao tuổi. Đây là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong.
Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra. Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Thế nào là đi bộ, tập yoga đúng cách cho người bị thoái hóa khớp gối?
Đi bộ hay tập yoga đều là những bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe, tạo sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách sẽ hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả. Nhất là các môn thể dục dễ sinh sẽ rất tốt cho người già vì các động tác được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Tuy nhiên, để vừa mang lại lợi ích với sức khỏe và vừa không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, bạn nên tập thể dụng đúng cách, khoa học.
Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng thì hạn chế đi lại hoặc nên chuyển sang các môn thể thao khác như đạp xe, dưỡng sinh. Đặc biệt, chú ý tránh những động tác mạnh như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ, vì những động tác này rất hại cho các khớp.
Nguyên nhân là khi đi đứng, vận động mạnh, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thụ lực đè ép, nhưng nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại. Nếu bệnh nhân càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm.
3. Gợi ý một số bài tập thể dục cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối
Đi bộ đúng cách
Trước hết, người bệnh nên rút ngắn khoảng cách đi bộ lại, vì nếu càng đi lại càng thêm đau. Trước mỗi bài tập đi bộ, chúng ta nên có 1 bước khởi động để làm nóng khớp gối. Chúng ta có thể khởi động. bằng việc thực hiện những động tác khởi động như căng cơ cẳng chân, duỗi gập gối ít nhất 10 phút, xoa bóp gối nhẹ nhàng. Sau khi kết thúc đi bộ, để tránh căng thẳng cho đầu gối, bạn nên vận động đầu gối thật nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ.
Để tránh tình trạng thêm nặng hơn, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân không được đi quãng đường quá dài với thời gian đi lại không quá 30 phút. Điều này không chỉ gây đau đớn cho bạn mà còn khiến cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống 2 khớp gối, gây ra áp lực, chèn ép lên khớp gối và làm cho khớp gối của bạn gánh chịu toàn bộ sức nặng từ cơ thể, các khớp khác cũng phải hoạt động nên có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tập yoga nhẹ nhàng, khoa học
Yoga là bộ môn tập luyện nhẹ nhàng nhưng tác dụng đem lại cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất hiệu quả. Dưới đây là 3 bài tập yoga hiệu quả mà người bệnh có thể tập ngay ở nhà với thời gian rất ngắn,
Thứ nhất là bài tập làm khỏe cơ mặt trước đùi, bạn hãy chuẩn bị một chiếc ghế, sau đó ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát mặt sàn, gối gấp 90°. Từ từ duỗi thẳng chân phải, nâng lên theo hướng nằm ngang song song với mặt sàn. Mỗi lần vậy giữ trong 30 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống đặt sát mặt sàn. Tiếp tục lặp lại trên chân đối diện và thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày.
Thứ hai là bài tập kéo dãn cơ bắp chân, giúp làm tăng sự linh hoạt của các nhóm cơ chân và khớp gối. Các bước thực hiện động tác này như sau:
- Đặt bàn chân phải của bạn cách chân trái vài bước chân. Gập gối phải của bạn, đảm bảo đầu gối của bạn không bị đẩy quá về phía so với các ngón chân của bạn.
- Giữ chân trái thẳng, ấn gót chân trái xuống đất để kéo dãn cơ bắp chân phía sau.
- Giữ trong 30 giây. Lặp lại trên chân đối diện.
- Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần / ngày
- Thứ ba, bài tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang, động tác này bạn nên thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày với các bước:
- Đứng trước bục ( cao từ 10 – 20 cm), hai chân rộng bằng vai.
- Bước lên bục bằng chân phải, sau đó với chân trái.
- Bước xuống ngược lại: Chân trái của bạn chạm đất trước, sau đó là chân phải.
- Bước theo tốc độ của riêng bạn trong khoảng 30 giây mỗi lần. Có thể sử dụng thanh vịn để giữ thăng bằng.