Nguy hiểm từ bệnh rối loạn lipid máu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 25

Các loại thành phần chính của lipid máu

LDL – Cholesterol (loại xấu)

  • Khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch.
  • Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não.
  • LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị.
  • LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL - Cholesterol (loại tốt)

  • Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu
  • HDL - cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu
  • Làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác.
  • Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động
  • Để làm tăng HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục…

Triglycerides

  • Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ
  • Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu
  • Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). 

Mức độ nguy hiểm rối loạn Lipid máu:

  • Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não).

  • Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn tăng lên gấp nhiều lần.

  • Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu của bạn, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu của bạn.
  • Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch của bạn bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.

Ngăn ngừa rối loạn lipid máu:

Thay đổi lối sống

  • Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý

  • Tập thể dục đều đặn

  • Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu…

Vấn đề ăn uống

Các thức ăn làm tăng LDL – Cholesterol:

  • Chất béo bão hòa (no)
  • Chất béo không bão hòa dạng trans (TFA hay trans – fatty acids)
  • Thức ăn có cholesterol
  • Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa (Polyunsaturated and monounsaturated fats).

Nên ăn:

  • Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày)
  •  Ăn ác loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Uống sữa không béo
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da
  • Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần
  • Đậu và đậu Hà lan
  • Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 - 5 lần/tuần)
  • Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng

Nên hạn chế:

  • Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ
  • Sữa béo (nguyên kem)
  • Lòng đỏ trứng, bơ, format béo và các đồ ăn chế biến từ chúng
  • Thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp)
  • Bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa
  • Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…)
  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami…
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân..
  • Các bơ thực vật
  • Các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền)…

Bỏ những thói quen có hại:

  • Hãy bỏ ngay hút thuốc lá 
  • Nếu bạn uống rượu, không nên uống quá nhiều. Tốt nhất nếu uống thì bạn nên uống rượu vang đỏ với số lượng không nên quá 142 ml mỗi ngày.
  • Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân/béo phì: hãy giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá 90 ở nam giới và 75 ở nữ giới.
  • Tránh lối sống tĩnh tại
  • Tránh căng thẳng…

Thuốc điều trị:

Thuốc nhóm statins:

  • Là nhóm thuốc được lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn lipid máu vì nó làm giảm LDL hữu hiệu, có thể làm tăng HDL và giảm được Triglycerid.
  • Một số thuốc có trên thị trường là: atorvastatin (Lipitor®); Fluvastatin (Lescol®); Rosuvastatin Calcium (Crestor®); Simvastatin (Zocor®)…

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol:

  • Làm giảm được cholesterol bằng cách giảm hấp thu từ ruột non.
  • Thuốc hiện có là ezetimibe (Zetia®).

Resins (thuốc gắn với acid đường mật)

  • Tăng ly giải cholesterol
  • Một số thuốc hiện có là: Cholestyramine (Questran®, Questran® Light, Prevalite®, Locholest®, Locholest® Light); Colestipol (Colestid®).

Thuốc nhóm Fibratesà:

  • Làm giảm triglycerides tốt và có thể làm tăng HDL.
  • Thuốc này có thể phối hợp với thuốc nhóm statin để điều trị một số rối loạn lipid máu hỗn hợp.
  • Một số thuốc hiện có là: Gemfi brozil (Lopid®); Fenofi brate (Antara®, Lofi bra®, Tricor®, and Triglide™).

Niacin (nicotinic acid):

  • Là thuốc thuộc nhóm không kê đơn.
  • Thuốc này tác động qua trung gian gan khi tổng hợp chất béo.
  • Đây là nhóm thuốc làm tăng HDL tốt và thường được dùng phối hợp với thuốc nhóm statin.
  • Khi dùng thuốc này có thể gây đau đầu, bừng mặt.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết