Bệnh tổ đỉa (hay còn được gọi là chàm tổ đỉa) là một dạng của eczema với đặc trưng cơ bản là mụn nước và ngứa tại lòng bàn chân và lòng bàn tay. Các mụn nước thường tập trung thành cụm, sau khi vỡ ra sẽ khô lại, hình thành lớp vảy màu vàng hoặc trắng ngà, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày. Biết rõ nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và một số yếu tố nguy cơ sẽ góp phần kiểm soát và phòng ngừa triệu chứng bệnh.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp 3579 bệnh nhân thoát khỏi các bệnh viêm da mãn tính trong đó có tổ đỉa. Với hiệu quả, tính an toàn bài thuốc được VTV2 đưa tin đánh giá cao.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một dạng viêm da đặc trưng bởi mụn nước, ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Các mụn nước này có màu vàng hoặc trắng ngà, khó vỡ, có xu hướng tập trung thành cụm hơi gồ trên bề mặt da, đôi khi tụ thành bóng nước lớn và kèm theo ngứa ngáy. Một đợt phát bệnh thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, da bong tróc vảy, lành hoặc tái phát.
Chàm tổ đỉa phổ biến ở đối tượng từ 20 – 40 tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triêu chứng bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng không nhỏ đến thấm mỹ. Ngoài ra, nếu không vệ sinh sạch sẽ và sớm điều trị, nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm là rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa?
Cho đến hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể chính xác nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bệnh có liên quan đến một dạng rối loạn da tương tự như viêm da cơ địa hoặc dị ứng như sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa).
Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Mặc dù chưa phát hiện tác nhân gây bệnh nhưng các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa có liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:
- Căng thẳng: Căng thằng có thể khiến cho bệnh bùng phát hoặc chuyển biến nghiêm trọng hơn.
- Tiếp xúc với kim loại nặng: Thường xuyên tiếp xúc với niken và coban (thường là trong môi trường công nghiệp) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Dị ứng: Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt hăng ngày như: xà phòng thơm, chất tẩy rửa, xi măng, vôi, thuốc mỡ kháng sinh; dị ứng với thực phẩm như cá ngừ, cà chua, dứa, sô cô la, cà phê và gia vị cũng là một trong những tác nhân phổ biến làm tăng nguy cơ bị chàm tổ đĩa.
- Chàm cơ địa: Nhiều khảo sát cho thấy, những người bị bệnh chàm cơ địa (viêm da cơ địa) có nguy cơ bị chàm tổ đĩa cao hơn so với những đối tượng khác.
- Da nhạy cảm: Người có làn da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng, độc hại… cũng có nguy cơ bị bệnh tổ đĩa.
- Bàn tay và bàn chân ẩm ướt.
Bệnh tổ đĩa có thể được kiểm soát và ngăn ngừa bằng cách giảm thiểu tối đa các yếu tối nguy cơ.
Những ai thường mắc bệnh tổ đĩa?
- Người bị viêm da cơ địa, dị ứng, sốt cỏ khô…
- Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Lối sống và thói quen sinh hoạt giúp phòng tránh bệnh tổ đỉa
Mặc dù không biết khi nào bệnh bùng phát, song việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sau giúp bảo vệ da khỏi các đợt bùng phát bệnh trong tương lai. Một số biện pháp phòng tránh bệnh chàm tổ đỉa gồm có:
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để cân bằng độ ẩm trong da, hạn chế tình trạng da khô quá mức.
- Mặc quần áo mềm, rộng làm bằng sợi tự nhiên như cotton. Hạn chế mặc đồ ôm, bó sát, đồ làm từ sợi dễ gây kích ứng, châm chích da (len, da).
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như vảy da động vật, phấn hoa… Thường xuyên tắm cho thú cưng trong nhà bằng dầu gội chuyên dụng để loại bỏ vảy, từ đó hạn chế đợt phát bệnh liên quan đến dị ứng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí,nhất là khi trời lạnh và khô để bảo vệ đường hô hấp và giúp da không bị khô.
Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ chế phát sinh triệu chứng bệnh tổ đỉa chưa có nghiên cứu và lý giải cụ thể, tuy nhiên, bệnh liên quan đến tình trạng dị ứng. Nắm rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp kiểm soát triệu chứng hoặc phòng bệnh.