Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) được gọi là có một loại vi khuẩn tên là “H.pylori” lây nhiễm vào trong dạ dày của người
Có rất nhiều người nhiễm H.pylori. Hầu hết vi khuẩn này không gây ra bất kỳ vấn đề nào hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở một số người, nhiễm H.pylori sẽ dẫn đến một số vấn đề có thể gây ra các triệu chứng.
Một số vấn đề có thể gặp như sau:
- Loét dạ dày-tá tràng
- Ung thư dạ dày
Các triệu chứng nhiễm H.pylori?
- Đau hoặc khó chịu vùng bụng trên (thượng vị)
- Cảm thấy no mặc dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
- Không cảm thấy đói
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đi cầu phân sẫm hoặc đen
- Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường
Không phải tất cả trường hợp loét dạ dày-tá tràng đều do H.pylori vì có thể bị loét nếu dùng một số loại thuốc giảm đau. Nhưng nếu bạn có các triệu chứng được liệt kê ở trên, hay báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn.
Các xét nghiệm tìm vi khuẩn H.pylori là gì?
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra hơi thở
- Xét nghiệm phân
- Sinh thiết dạ dày: đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ niêm mạc dạ dày bằng phương pháp nội soi ống tiêu hóa trên. Nội soi ống tiêu hóa là một kỹ thuật cho phép bác sĩ quan sát niêm mạc bên trong của thực quản, dạ dày, tá tràng.
Bạn có nên xét nghiệm H.pylori không?
Bạn nên xét nghiệm nếu có các triệu chứng dưới đây:
- Bị loét dạ dày hoặc tá tràng
- Đã từng bị loét dạ dày, tá tràng
- Bị ung thư dạ dày
- Nếu bạn cần dùng thuốc kháng viêm giảm đau hoặc Aspirin một thời gian dài
Điều trị nhiễm H.pylori như thế nào?
Hầu hết cần dùng từ 3 loại thuốc trở lên trong 2 tuần, bao gồm:
- Thuốc giảm lượng acid trong dạ dày giúp điều trị nhiễm khuẩn và nhanh lành vết loét
- Các loại kháng sinh khác nhau
Những người được chẩn đoán nhiễm H.pylori nên được điều trị vì:
- Giúp vết loét nhanh lành
- Giữ cho vết loét không tái phát
- Giảm nguy cơ tiến triển nặng hơn của vết loét hoặc dẫn đến ung thư
Điều gì xảy ra sau khi điều trị?
Sau khi điều trị, cần làm các xét nghiệm tiếp theo để kiểm tra tình trạng nhiễm H.pylori đã khỏi hay chưa, bao gồm:
- Kiểm tra hơi thở
- Xét nghiệm phân
- Nội soi ống tiêu hóa trên với sinh thiết
Hầu hết các trường hợp nhiễm H.pylori đều được điều trị khỏi bằng thuốc. Nhưng đôi khi nhiễm H.pylori không thể điều trị khỏi. Những người vẫn bị nhiễm H.pylori sau khi điều trị có thể cần sử dụng thêm thuốc (đổi thuốc, thêm thuốc, tăng liều lượng...).
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn