Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

2 năm trước 22

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai là bệnh lý phổ biến. Các triệu chứng của bệnh nếu không được khắc phục kịp thời không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toànKhi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và những điều cần biết

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại xoắn khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Theo các thống kê, có hơn 70% các ca bệnh liên quan đến dạ dày có xét nghiệm dương tính với chủng vi khuẩn này, trong đó có phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, việc vi khuẩn HP tồn tại trong lớp niêm mạc dạ dày chỉ tác động đến sức khỏe người bệnh khi môi trường thuận lợi tạo điều kiện khởi phát các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Theo các chuyên gia đầu ngành, phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn HP có mối liên hệ mật thiết với các biểu hiện trong giai đoạn mang thai như tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, tiền giật sản, giảm tiểu cầu, thai nhi bị dị tật,…

Bên cạnh đó, nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai còn khiến các triệu chứng khó tiêu, nôn mửa, đau vùng thượng, tê nhức tay chân, trào ngược dạ dày thực quản,…trở nên nghiêm trọng hơn.

Để tiêu trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori, bác sĩ sẽ áp dụng các phác đồ điều trị bằng các nhóm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trường hợp phụ nữ trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng thuốc điều trị không được khuyến khích, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và những điều cần biếtTheo các thống kê, có hơn 70% các ca bệnh liên quan đến dạ dày có xét nghiệm dương tính với chủng vi khuẩn này, trong đó có phụ nữ mang thai

Thuốc điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai

Vi khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh lý dạ dày, đồng thời tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, không phải trường nào nào cũng có các triệu chứng rõ ràng, khi đó người bệnh sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm như nội soi dạ dày, sinh thiết, xét nghiệm phân, test hơi thở để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Đối với các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP có những triệu chứng điển hình, nhất là ở phụ nữ mang thai thường được biểu hiện thông qua những dấu hiệu nhận biết sau:

Buồn nôn và nôn mửa: Phụ nữ khi mang thai đều có biểu hiện buồn nôn và nôn mửa, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, với các trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn HP, triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn. Buồn nôn và nôn mửa khởi phát do lúc này dạ dày và đường ruột bị tăng áp lực do bị nhiễm xoắn khuẩn.

Khó tiêu, đầy hơi: Vi khuẩn Helicobacter Pylori sau khi tấn công vào dạ dày, trong điều kiện thuận lợi sẽ làm khởi phát các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Đây là những biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản và chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân gây ra bệnh lý.

Xoắn khuẩn này sẽ kích thích khiến hoạt động tiết axit dạ dày tăng cao, lúc này sẽ gây ra hiện tượng trào ngược lên dạ dày và thực quản, đồng thời tăng nguy cơ viêm loét dạ dày thực quản.

Hôi miệng: Vi khuẩn HP có thể bám vào khoang miệng, răng, lưỡi hoặc đường ruột và gây ra hiện tượng hôi miệng khi chúng bị phân hủy.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP khi mang thaiPhụ nữ khi mang thai đều có biểu hiện buồn nôn và nôn mửa tuy nhiên, với các trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn HP, triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn

Trên đây là các biểu hiện thường gặp khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sụt cân không kiểm soát
  • Cơ thể suy nhược, buồn nôn và nôn nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất huyết
  • Đi đại tiện có phân màu sẫm lẫn máu hoặc màu đen

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai

Vi khuẩn Helicobacter Pylori tấn công vào niêm mạc dạ dày và có xu hướng phát triển, lây lan nhanh chóng. Loại xoắn khuẩn này thường lây lan qua các con đường chính như từ miệng –  miệng, phân – miệng và lây lan trung gian qua các vật dụng cá nhân.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai:

  • Không giữ vệ sinh cá nhân hoặc giữ vệ sinh không đúng cách
  • Ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm vi khuẩn HP
  • Tiếp xúc với nguồn thực phẩm, nguồn nước hay những bề mặt ô nhiễm
  • Sinh sống và làm việc ở những nơi đông người sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm Helicobacter Pylori
  • Lây nhiễm chéo từ người thân trong gia đình, bạn bè,…

Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi?

Việc mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori không chỉ tạo điều kiện thuận lợi phát sinh các bệnh lý về dạ dày và đường ruột điển hình là viêm loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng của bệnh lý sẽ gây khó khăn hoạt động tiêu hóa, mẹ bầu có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa,…

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất, sức khỏe mẹ bầu bị suy giảm, từ đó tác động đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây sảy thai.

Bên cạnh đó, các triệu chứng bệnh lý dạ dày khi bị nhiễm vi khuẩn HP còn khiến bà bầu phải đối mặt với triệu chứng đau vùng thượng vị, khó chịu, lo âu,…Do đó, trường hợp nhiễm Helicobacter Pylori khi mang thai thường sẽ bị hoãn điều trị đến khi thai nhi ra đời, điều này giúp tránh được những rủi ro xảy ra ở thai nhi.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai

Theo ghi nhận từ các chuyên gia, hầu hết các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn HP không có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi, chỉ có trường hợp bé bị ảnh hưởng do quá trình điều trị.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP khi mang thaiTheo ghi nhận từ các chuyên gia, hầu hết các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn HP không có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi

Một vài trường hợp bé bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori qua đường tiêu hóa như thói quen hôn môi trẻ, món thức ăn,…

Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán sự có mặt của xoắn khuẩn ở phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu bệnh lý, thể trạng, giai đoạn thai kỳ mà áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như:

1. Sử dụng thuốc điều trị

Việc sử dụng các loại thuốc trong thời kỳ mang thai không được khuyến khích, trường hợp mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn HP nếu dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ tăng nguy cơ gây dị tật ở thai nhi.

Chính vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh thường không được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong trong trường hợp này. Thông thường, việc điều trị vi khuẩn HP ở mẹ bầu sẽ được dời lại sau khi sinh, để cải thiện các triệu chứng khó chịu do xoắn khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc ngăn ngừa viêm loét, giảm hoạt động tiết axit dạ dày.

Một số trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng, lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng một số loại thuốc kháng axit, sucralfate an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung thuốc sắt và vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, nhóm thuốc kháng Histamin H2 có thể được chỉ định phổ biến hơn thuốc ức chế bơm proton vì có tính an toàn hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc ức chế bơm proton vẫn có thể được sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ như Lansoprazole, Cimetidine, Famotidine, Ranitidine,…

Trường hợp, bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn không đáp ứng điều trị với nhóm thuốc chống nôn, lúc này bác sĩ sẽ kết hợp chỉ định thuốc amoxicillin và metronidazole.

Bên cạnh các loại thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai được trình bày ở trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số loại thuốc chống chỉ định như tetracycline (loại D) và clarithromycin (loại C) dù có tác dụng tiêu trừ xoắn khuẩn.

Với các trường hợp mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP và gây khởi phát các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc một số bệnh lý dạ dày khác thì việc sử dụng các loại thuốc điều trị là cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động thăm khám để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh lý và sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.

2. Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa họcNghệ là nguyên liệu cho chứa hoạt chất methanol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động và phát triển của Helicobacter Pylori

Phụ nữ mang thai có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm vừa có lợi cho sức khỏe vừa có khả năng tiêu trừ xoắn khuẩn như:

Nghệ: Đây là nguyên liệu cho chứa hoạt chất methanol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động và phát triển của Helicobacter Pylori. Mẹ có thể dùng bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất để ăn hàng ngày.

Mẹo chữa này không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu trừ vi khuẩn HP mà còn giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn, cải thiện các chứng đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu,…Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý chỉ dùng nghệ từ tháng thứ 6 của thai kỳ về sau và mỗi ngày không dùng quá 10g nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Hành tây: Hành tây là loại thực phẩm dễ tìm, được sử dụng nhiều trong các món ăn gia đình Việt. Đây còn là hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori. Hoạt chất quercetin có trong hành tây có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả.

Bông cải xanh: Trong thực phẩm này có chứa lượng hợp chất kháng viêm, tiêu trừ vi khuẩn hiệu quả, bên cạnh đó còn ức chế sự phát triển của chủng vi khuẩn vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày. Đồng thời, bông cải xanh còn cung cấp các khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Sữa chua: Probiotics có trong sữa chua có tác dụng hạn chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter Pylori, đồng thời tăng cường các lợi khuẩn cho dạ dày và đường ruột giúp cân bằng hoạt động hệ tiêu hóa. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung sữa chua thường xuyên nếu đang mắc phải các vấn đề về dạ dày.

3. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt

Song song với việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu khi nhiễm vi khuẩn nên thiết lập thói quen sinh hoạt tích cực để cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Cụ thể như:

Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạtĂn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh áp lực lên dạ dày, giúp tiêu hóa cũng như hấp thụ dưỡng chất tốt hơn
  • Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh áp lực lên dạ dày, giúp tiêu hóa cũng như hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt nhằm giúp dạ dày được hoạt động tốt hơn.
  • Kiêng các thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày, vì trong môi trường này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển mạnh mẽ. Một số thực phẩm cần tránh khi mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP: Các món muối chua, giấm, chanh, các loại trái cây có vị chua,…
  • Hạn chế dung nạp các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều gia vị vì nhóm thực phẩm này thường gây ra chứng khó tiêu, đồng thời kích thích khởi phát các triệu chứng khó chịu ở dạ dày
  • Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori nên kiêng các thức uống có gas, chứa cồn, trà đặc, cà phê, khói thuốc lá,…Nhằm tránh các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vi khuẩn HP có khả năng lây lan thông qua các vật dụng cá nhân, đường ăn uống. Do đó, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các đồ dùng cá nhân như chén, đũa, cốc, bàn chảy đánh răng hay dùng chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Vệ sinh răng miệng, khoang họng đúng cách, sử dụng muối sinh lý súc miệng, súc họng mỗi ngày giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, khoang họng.
  • Trường hợp các triệu chứng bệnh lý chuyển biến nặng nề, lúc này mẹ bầu nên nhập viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh lý và chủ động hơn trong việc điều trị, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang chỉ gây bất lợi khi xoắn khuẩn này gây ra khởi phát các triệu chứng viêm loét dạ dày thực quản hoặc trào ngược dạ dày. Việc điều trị bệnh cũng sẽ được hoãn lại sau khi thai nhi ra đời nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thay vào đó, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp với từng trường hợp. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý.

Đọc toàn bộ bài viết