Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn mãn tính tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn sẽ có mức độ nghiêm trọng và tiến triển phức tạp vì lúc xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ không phát sinh các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Nhiễm vi khuẩn HP nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm vi khuẩn HP là gì?
Nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm do vi khuẩn Helicobacter pylori có mã gen CagA gây ra. Chủng vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày con người theo cơ chế sản sinh enzyme urease nhằm trung hòa acid dịch vị.
Vi khuẩn HP không tồn tại sẵn trong hệ tiêu hóa mà chủ yếu xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua các hoạt động ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn HP cần được tiến hành điều trị sớm và nhất để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp không điều trị sớm, vi khuẩn có thể tấn công gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, thủng dạ dày và tăng nguy cơ biến chứng ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao, do đó người bệnh trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất và hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP những nước đang phát triển chiếm hơn 80%. Ở Việt Nam, số trường hợp người trưởng thành nhiễm vi khuẩn này chiếm hơn 70%.
Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP
Nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiễm vi khuẩn HP là do Helicobacter pylori tấn công. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ bám trên niêm mạc dạ dày và tiết ra các chất hóa để phá hủy lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc.
Bên cạnh đó, các độc tố do vi khuẩn HP tiết ra còn kích thích dạ dày tăng tiết axit dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, làm tổn thương niêm mạc nghiêm trọng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể tấn công vào dạ dày và gây ra các tổn thương thông qua các đường lây sau:
Đường miệng: Vi khuẩn HP có nguy cơ lây lan từ người bệnh sang người bình thường thông qua các hoạt động ăn uống, dùng chung chén, đũa, thìa, cốc, hôn môn,…Đây là đường lây nhiễm có tỷ lệ cao nhất chiếm đến 90% nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.
Đường tiêu hóa: Ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng là một trong các yếu tố tạo điều kiện vi khuẩn HP xâm nhập và gây bệnh.
Các đường lây khác: Ngoài ra, chủng vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua các vật dụng trung gian như dụng cụ y tế, thiết bị nội soi,…Bên cạnh đó, chúng còn có thể tấn công dạ dày khi người bệnh sử dụng nguồn thức ăn và nguồn nước nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn HP được xem là tác nhân chính gây ra các vấn đề về tiêu hóa, tuy nhiên trên thực thế có hơn 70% ca nhiễm vi khuẩn này không phát sinh các triệu chứng lâm sàng. Do đó rất khó để nhận biết được bệnh lý cũng như gây khó khăn trong quá tình điều trị.
Đối tượng dễ nhiễm khuẩn HP
Xét từ nguyên nhân nhiễm bệnh, có thể nhận thấy mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Theo ước tính của các chuyên gia y tế, trên thế giới có hơn một nửa dân số bị nhiễm vi khuẩn HP.
Con số này chủ yếu ở nhóm đối tượng trên 20 tuổi ở những nước đang phát triển với tỷ lệ chiếm khoảng 50 – 90%. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng trẻ em có độ từ 2 – 8 ở các nước đang phát triển cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Khi chú ý, người bệnh có thể bắt gặp một số dấu hiệu như:
- Đau bụng sau khi ăn, thường xuyên đau tức vùng thượng vị
- Đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa
- Buồn nôn và nôn mửa, mất khẩu vị, nuốt nghẹn, dịch nôn có màu đen hoặc bã cà phê.
- Thường xuyên ợ nóng, ợ chua, hôi miệng
- Cơ thể suy nhược, sụt cân nghiêm trọng nhưng không rõ nguyên nhân
- Thay đổi tính chất phân, có màu đen hoặc lẫn với máu
Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên hoặc nghi ngờ gặp phải các vấn đề liên quan đến dạ dày, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán, làm xét nghiệm kịp thời.
Nếu chủ quan, không điều trị sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng nề, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày tương đối phức tạp và có mức độ nghiêm trọng nên bắt buộc phải điều trị sớm nhất. Việc điều trị kịp thời không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hoàn toàn, phục hồi niêm mạc dạ dày mà còn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cộng đồng.
Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP không điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng sau:
Viêm loét dạ dày tá tràng: Nếu không được kiểm soát, vi khuẩn HP có thể phá hủy lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích ổ viêm tiến triển và gây viêm loét dạ dày tá tràng. Theo các thống kê cho thấy có hơn 90% trường hợp bị loét tá tràng do vi khuẩn HP gây ra và 75 – 85% trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra.
Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nề nhất do vi khuẩn HP gây ra. Theo các thống kê cho thấy khi nhiễm vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên từ 2 – 6 lần.
Helicobacter pylori có thể gây ra tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày khiến niêm mạc dần teo lại khiến cấu trúc tế bào bị biến đổi giống với tế bào ở ruột non, sau đó chuyển sang giai đoạn loạn sản và hình thành khối u ác tính (ung thư).
Các biến chứng khác: Ngoài ra, vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày có thể gây ra các biến chứng như thủng dạ dày, trào ngược dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp,…
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm trên, nhiễm vi khuẩn HP còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, chuyển hóa chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất. Đồng thời các cơn đau do Helicobacter pylori còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và năng suất làm việc bị giảm sút.
Các phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP
Sau khi thực hiện chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng để xác định nhiễm khuẩn HP, cụ thể như:
Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm kháng thể của vi khuẩn HP, tuy nhiên trong một số trường hợp có hệ thống miễn dịch kém, khi thực hiện xét nghiệm này không thể tìm thấy kháng thể tương ứng.
Xét nghiệm nước bọt, phân: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước bọt và phân mục đích để tìm ra kháng nguyên của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Nghiệm pháp thở: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho người bệnh uống dịch dịch ure c13 hoặc c14 và thổi hơi vào thiết bị chẩn đoán. Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp, lúc này men urease ở dạ dày sẽ tác CO2 ra khỏi ure. Nghiệm pháp thở này thường có thời gian thực nhanh và cho ra kết quả chính xác cao (khoảng 30 phút).
Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán giúp xác định các bất thường ở niêm mạc dạ dày và giúp định ổ viêm. Bên cạnh đó, thông qua kỹ thuật này, bác sĩ chuyên khoa có thể sinh thiết mô, nhuộm, test urease nhanh, nuôi cấy để xác định có dương tính với vi khuẩn HP không để từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị nhiễm vi khuẩn HP
Mục đích của việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và làm lành ổ viêm. Đồng thời tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn Helicobacter pylori và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.
Phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn HP
Với các trường hợp được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP, cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần dùng đúng liều lượng, thời gian và tần suất đã được hướng dẫn.
Không tự ý ngưng sử dụng thuốc và tránh dùng thuốc không đều đặn, điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và kháng thuốc của vi khuẩn HP.
Dưới đây là phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày mà bạn có thể tham khảo:
Phác đồ tiêu trừ vi khuẩn HP lần I:
Phác đồ 3 loại thuốc cơ bản:
- Thuốc Amoxicillin 1g, thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc Clarithromycin 500mg
- Các loại thuốc được sử dụng mỗi ngày 2 lần và dùng liên tiếp từ 10 – 14 ngày.
Phác đồ nối tiếp:
- Đối với các trường hợp phác đồ tiêu trừ lần I không đáp ứng hoặc đáp ứng kém, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ nối tiếp.
- Thuốc Amoxicillin + PPI dùng trong ngày tiếp theo, sau đó dùng Tinidazole + PPI + Amoxicillin vào 5 ngày kế tiếp.
Phác đồ dùng 3 loại thuốc cho đối tượng sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần:
- Metronidazole 500mg, PPI, Amoxicillin 1g
Phác đồ 3 loại thuốc áp dụng cho đối tượng không dùng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây:
- Amoxicillin 1g, PPI, Levofloxacin 250mg
Phác đồ dùng 4 loại thuốc có Bismuth trong 14 ngày:
- Phác đồ này được chỉ định với trường hợp kháng phác đồ 3 hoặc bị dị ứng với kháng sinh penicillin.
- Bismuth 240mg (2 lần/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Tetracycline 500mg ( 2-3 lần/ ngày), Tinidazole 500mg hoặc Metronidazol 500mg (2 lần/ ngày).
Phác đồ dùng 4 thuốc không có Bismuth 10 ngày:
- PPI (2 lần/ ngày), Amoxicillin 1g (2 lần/ ngày), Clarithromycin 500mg (2 lần/ ngày), Tinidazole 500mg hoặc Metronidazol 500mg (2 lần/ ngày).
Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP lần II:
- Áp dụng phác đồ 4 loại thuốc có Bismuth nếu chưa được chỉ định hoặc
- Amoxicillin 1g (2 lần/ ngày), PPI, Levofloxacin 250 – 500mg (2 lần/ ngày) dùng thuốc trong 10 ngày nếu phác đồ trên không đáp ứng.
Phác đồ điều trị cứu vãn:
Phác đồ này sẽ được chỉ định khi cả phác đồ I và II đều thất bại. Với những trường hợp này, cần tiến hành nuôi cấy vi khuẩn HP và xây dựng kháng sinh phù hợp.
- Phác đồ dùng 3 loại thuốc chuẩn chưa được áp dụng
- Phác đồ 3 loại thuốc có thuốc Levofloxacin
- Phác đồ 4 loại thuốc có thuốc Bismuth
Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP đều hoạt động yếu ở môi trường acid nên bác sĩ chuyên khoa thường kết hợp với các loại thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị.
Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng các loại thuốc làm giảm dịch tiết axit có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Loãng xương, nhiễm khuẩn đường ruột, thiếu hụt chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón,… Vì thế, người bệnh cần cân nhắc cẩn thận. Nếu thấy hiệu quả không khả thi có thể tìm cách thay thế bằng những giải pháp khác, đảm bảo an toàn và tối ưu hơn.
Đông y điều trị nhiễm HP – Bài thuốc tốt nhất từ chuyên gia
Thông thường, khi nhiễm khuẩn HP, người bệnh thường chỉ nghĩ đến cách điều trị bằng Tây y vì dược tính mạnh lại hiệu quả nhanh. Ngược lại, Đông y lại bị xem nhẹ vì cho rằng hiệu quả tiêu diệt HP bằng thảo dược không cao lại mất thời gian.
Tuy nhiên, thực tế điều trị và kiến thức y khoa về vấn đề này đã chỉ ra rằng: Đông y hoàn toàn có thể xử lý gọn ghẽ các chứng bệnh dạ dày do HP gây nên.
Trong chương trình Vì sức khỏe người Việt phát sóng trên đài VTV2, Ths.Bs Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, BV YHCT Trung Ương) cho biết:
“Đông y điều trị bệnh dạ dày nói chung và vi khuẩn HP nói riêng đều dựa trên nguyên tắc tổng thể, can thiệp loại bỏ từ triệu chứng đến nguyên căn. Các bài thuốc Đông y được dùng đều có thành phần dược liệu đặc trị, có khả năng ức chế hoạt động của loại vi khuẩn này rất cao.
Bên cạnh đó, một số thảo dược còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc, bồi bổ thể trạng, kích thích tiêu hóa. Chính vì thế, khi lựa chọn chữa bệnh bằng Đông y, bệnh không những hết mà sức khỏe người bệnh được ổn định toàn diện hơn”.
Theo đó, BS cũng đưa ra gợi ý cho người bệnh về bài thuốc Sơ can Bình vị tán, hiện đang được tin dùng nhất hiện nay, được coi là “bước đột phá” độc đáo trong rất nhiều giải pháp chữa đau dạ dày HP bằng Đông y.
Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, phân chia thành 3 chế phẩm đặc trị, có sự kết hợp sử dụng theo từng liệu trình, tùy tình trạng bệnh mỗi người.
Liệu trình điều trị HP dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán thường diễn ra từ 1 – 3 tháng. Trong những trường hợp bệnh mãn tính lâu năm, mức độ nặng hơn hoặc có kèm các biến chứng nhẹ, bệnh nhân sẽ cần thời gian dùng thuốc lâu hơn.
Nếu kiên trì theo đúng chỉ dẫn từ BS chuyên khoa, kết quả tích cực người bệnh có thể nhận được:
- Giảm đau thượng vị, cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu như: Trào ngược, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,…
- HP âm tính, các tổn thương và vết loét trong niêm mạc được làm lành; chức năng tiêu hóa được kích thích và phục hồi.
- Sức khỏe tốt hơn, ăn ngon, ngủ ngon.
Hiện nay, Sơ can Bình vị tán đã được ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại để bào chế dưới nhiều dạng sử dụng tối ưu hơn. Người bệnh mong muốn dùng thuốc sắc truyền thống có thể lựa chọn thuốc sắc sẵn, thuốc thang. Người bệnh bận rộn, muốn thuận tiện hơn, không mất nhiều thời gian đun sắc có thể chọn dạng viên hoàn, cao mềm.
Trong mỗi liệu trình sử dụng, người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết bởi đội ngũ BS chuyên khoa đầu ngành để có kết quả tốt nhất và tránh biến chứng phát sinh.
Xem thêm phóng sự: Điều tra thực hư hiệu quả bài thuốc Sơ can Bình vị tán hàng ngàn người tin dùng
Sơ can Bình vị tán điều trị đau dạ dày, vi khuẩn HP đã được đông đảo bệnh nhân lựa chọn và phản hồi rất tích cực trong thời gian qua. Từ người cao tuổi đến trẻ em, tất cả đều đạt hiệu quả phục hồi rất tốt.
Giải pháp cũng là sự lựa chọn tin tưởng của giới nghệ sĩ. Trong đó có NSND Trần Nhượng. NS đã chữa khỏi cho bản thân, cho cháu gái bị nhiễm khuẩn HP bằng chính bài thuốc này.
Nếu đang gặp các vấn đề bệnh lý tương tự, bạn đọc có thể tham khảo thêm và lựa chọn bài thuốc này. Mọi thông tin chi tiết về Sơ can Bình vị tán, vui lòng truy cập www.thuocdantoc.org hoặc liên hệ:
- Tại Hà Nội: Biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – SĐT/Zalo: (024) 7109 6699 | 0962 448 569
- Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Q.Phú Nhuận – SĐT/Zalo: (028) 7109 6699 | 0961 825 886
- Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT/Zalo: (0203) 657 0128 – 0972 606 773
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Xem thêm: Sơ can Bình vị tán có tốt không? – Những câu chuyện điều trị khỏi bệnh thực tế
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ
Bên cạnh sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn, hỗ trợ quá trình điều trị đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị nhiễm vi khuẩn HP:
- Chế độ ăn uống không khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn HP phát triển mạnh. Do đó, trong thời gian điều trị, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn chín, uống chín, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày (rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc,…)
- Kiêng ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều axit, rượu bia, thuốc lá, nước có gas, cà phê, trà đặc,…
- Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng tiết axit, nguy cơ gây loãng xương, viêm đại tràng giả mạc,…Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên uống nhiều nước lọc và bổ sung sữa chua để cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, căng thẳng áp lực quá mức.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường thể trạng, sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
- Bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi niêm mạc như nha đam, mật ong nguyên chất, nghệ,..Để giúp tiêu trừ vi khuẩn HP và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
Tình trạng nhiễm vi khuẩn HP có thể tái lại nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Do đó, sau khi tiến hành điều trị, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái phát. Cụ thể như:
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân, ăn uống chung hoặc hôn người bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Xây dựng thực đơn khoa học kết hợp với sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, duy trì thể trạng, đồng thời đảm bảo chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Chọn nguồn thực phẩm sạch, tươi sống và phải nấu chín kỹ trước khi ăn. Tránh dung nạp các món ăn tươi sống như tiết canh, gỏi, sashimi,…
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với các vật dụng nghi ngờ nhiễm khuẩn.
- Nên lựa chọn các bệnh viện uy tín, chất lượng để tiến hành thăm khám và điều trị. Một số phòng khám nhỏ thường không đảm bảo quy trình vô trùng, vô khuẩn và có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Tránh những thói quen làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP như dùng chung nước chấm, gắp thức ăn bằng đũa riêng,…
- Hạn chế tối đa ăn thức ăn ở vỉa hè, lề đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không được biểu hiện rõ ràng. Do đó người bệnh cần tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa. Việc điều trị bệnh kịp thời sẽ hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm đồng thời ngăn bệnh tái phát hiệu quả.