Suy giáp đã được xem như một chống chỉ định tiến hành phẫu thuật.
Nghiên cứu xác định các nguy cơ biến chứng chu phẫu ở những bệnh nhân suy giáp:
- Các diễn tiến lâm sàng của 40 bệnh nhân suy giáp đã được phẫu thuật (nồng độ thyroxine máu 1.9 +/- 1.0 micrograms/dl) được so sánh hồi cứu với 80 bệnh nhân trong nhóm đối chứng đã được chọn sao cho phù hợp về tuổi tác, giới tính, và phương thức phẫu thuật.
- Cả 2 nhóm bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu tương đương với nhau về điều kiện lâm sàng gây mê tiền phẫu, sự hiện diện các bệnh nội khoa khác, và năm phẫu thuật.
- Trong các phẫu thuật không can thiệp đến tim, tụt huyết áp trong lúc mổ gặp thường xuyên hơn ở nhóm các bệnh nhân suy giáp so với nhóm đối chứng (61 so với 30%, p < 0.05).
- Phẫu thuật tim đi kèm với biến chứng suy tim gặp nhiều hơn ở bệnh nhân suy giáp (29 so với 6%, p < 0.05)
- Sau phẫu thuật, các bệnh nhân suy giáp thường bị các biến chứng tiêu hóa (19 so với 1%, p <0.02) và tâm thần kinh (38 so với 18%, p <0.02) hơn so với nhóm chứng.
- Mặc dù tỉ lệ nhiễm trùng chu phẫu tương đương ở 2 nhóm (38 so với 33%, p = NS), các bệnh nhân suy giáp thường ít biểu hiện sốt hơn (35 so với 79%, p <0.001).
- Không thấy có sự khác biệt ở 2 nhóm về lượng máu mất, thời gian nằm viện, xuất độ của loạn nhịp tim chu phẫu, hạ thân nhiệt, hạ natri máu, kéo dài thời gian hồi tỉnh sau gây mê, vết thương chậm lành, biến chứng phổi hoặc tử vong.
- Các yếu tố lâm sàng và sinh hóa tiền phẫu của suy giáp không có ích trong việc xác định một nhóm phụ bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt.
- Do đó, phẫu thuật ở bệnh nhân suy giáp đi kèm với tăng nguy cơ gặp một số biến chứng chu phẫu thứ yếu cần phải được tiên lượng xử lý trước khi gây mê, tiến hành phẫu thuật.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn