Những điều cần biết về xơ gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 33

1. Những điều nên làm

  • Chế độ ăn hợp lý, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn nhiều chất xơ để chống táo bón
  • Tái khám đúng theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa
  • Tự theo dõi những biến chứng nặng tại nhà: tiêu phân đen, nôn ra máu, tiểu ít, sốt, chảy máu răng, đau bụng hoặc tri giác bất thường thì vào tái khám ngay
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, không nên gắng sức

2. Những điều nên tránh

  • Tránh dùng những thuốc hoặc hóa chất không rõ hoạt chất và cơ chế tác dụng. Không dùng thuốc theo truyền miệng trong dân gian
  • Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ
  • Thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn ( để lâu) hoặc nghi ngờ có tẩm hóa chất độc hại: hàn the, formol…
  • Thức ăn lên men: tương chao, mắm…
  • Thức ăn chưa nấu chín: thịt cá sống hoặc tái, cua sò ốc hến…
  • Nhiều chất béo, trứng, nội tạng động vật như gan, ruột
  • Không kiêng khem quá mức ở giai đoạn xơ gan còn bù
  • Không dùng rượu bia hay thức uống có cồn khác
  • Khi xơ gan nặng có báng bụng hay phù chân nên hạn chế mặn có nhiều muối, khi xơ gan mất bù thì hạn chế đạm
  • Không nên truyền dịch một cách tùy tiện nhất là dịch đạm, chỉ truyền dịch đạm chuyên biệt cho bệnh xơ gan

3. Khi nào cần nhập viện ?

  • Tiểu ít < 500ml/24 giờ
  • Rối loạn tri giác: bứt rứt, ngủ gà, lẫn lộn, lừ đừ, hôn mê
  • Đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng hơn 5 lần/ ngày
  • Bụng báng căng gây khó thở và không đáp ứng với thuốc lợi tiểu
  • Nhiễm trùng: dịch báng, hô hấp, tiêu hóa…
  • Chảy máu: nôn ra máu, tiêu phân đen, chảy máu mũi, răng kéo dài
  • Rối loạn đông máu nặng hoặc tiểu cầu giảm nhiều nguy cơ chảy máu cao.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết