Những loại phát ban thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

1 năm trước 19

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phát ban có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kì thời điểm nào. Việc nhận biết được các loại phát ban thường gặp sẽ giúp cho chúng ta chủ động phòng ngừa và điều trị dễ dàng hơn.

dấu hiệu và điểu trị các loại phát ban thường gặpNhững loại phát ban thường gặp có các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào?

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Dấu hiệu nhận biết và điều trị 9 loại phát ban thường gặp

Đầu tiên, bạn cần biết phát ban là một phản ứng của da được biểu hiện bởi các triệu chứng như ngứa, chảy dịch, thay đổi sắc tố da… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là do dị ứng, nhiễm độc, nhiễm trùng. Một số trường hợp phát ban có thể tự khỏi sau vài ngày, số khác cần có sự can thiệp của y tế.

Theo đó, có rất nhiều loại phát ban với mức độ nguy hiểm không giống nhau, dưới đây là 9 loại thường gặp nhất:

1- Nổi mề đay

Mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm, nhưng bù lại nó lại có tính di truyền. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta bị tấn công bởi các tác nhân gây dị ứng, hoặc bị nhiễm trùng. Việc này sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch tự giải phóng ra một hợp chất gọi là Histamine vào thẳng trong mạch máu. Chất này không chỉ gây ngứa ngáy, mà còn làm cho các mao mạch mở rộng ra và gây hiện tượng sưng trên bề mặt da.

Tùy theo lượng chất lỏng được giải phóng mà bề mặt của da sẽ xuất hiện nhiều hay ít các mảng mề đay. Đặc điểm của mề đay là nhô lên trên bề mặt da, hơi ửng đỏ, không có đường viền rõ rệt, khi ấn sẽ đàn hồi lại nhanh chóng. Mề đay gây ra cảm giác ngứa rất dữ dội, hành động gãi sẽ khiến cho vùng bị mề đay lan rộng sang các vùng da lân cận.

Một điều may mắn là mề đay thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu cảm thấy ngứa ngáy quá khó chịu hoặc lỡ dùng tay gãi, bạn có thể uống thuốc kháng Histamine cùng thuốc kháng viêm. Điều kiện thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của mề đay.

2- Chốc lở

Được biết đến là một trong những bệnh gây ra bởi sự nhiễm trùng da, chốc lở do vi khuẩn Streptococcal hoặc Staphylococcal gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở da mặt, chân và tay với các đặc trưng như sau:

  • Bề mặt da có nhiều mụn nước dễ vỡ, bao quanh mụn nước là lớp da màu vàng (gần giống với màu mật ong).
  • Phát ban lốm đốm trên da bên dưới và xung quanh chỗ có mụn nước.
  • Chốc lở có thể gây ngứa từ vừa đến nhiều, nhưng không gây đau đáng kể.
  • Mụn nước vỡ tạo ra các lớp sừng trên da với bề mặt ẩm ướt.

Các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua vết trầy xước, vết bỏng, côn trùng cắn và đặc biệt là khu vực da đang bị chốc lở. Một loại chốc lở ít phổ biến hơn là nổi mụn nước có kích thước lớn, thường chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Đây là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được cho kê toa thuốc, nếu tùy tiện dùng thuốc thì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng xảy ra trên vùng da đang bị tổn thương.

3- Bệnh Zona

Zona được đánh giá là dạng gây ra cảm giác đau đớn nhất trong tất cả các loại phát ban, bệnh hình thành bởi sự hoạt động của virus Herpes zoster (chủng virus này cũng gây ra bệnh thủy đậu).

bệnh zonaZona là một dạng phát ban gây cảm giác đau nhiều hơn là ngứa.

Nguy cơ phát triển thành bệnh zona mãn tính từ 10-20%, thường là ở người có hệ thống miễn dịch yếu. Tỷ lệ người mắc bệnh được đánh giá ở mức trung bình.

Zona bắt đầu với những cơn đau âm ỉ ở da, sau đó là sự xuất hiện nhanh chóng của 1 hoặc một vài cụm mụn nước có kích thước nhỏ. Nhiều mụn nước trong số đó sẽ vỡ ra, hình thành nên các vết loét trên bề mặt da và gây viêm. Bên cạnh đó, tình trạng phát ban ở một bên cơ thể cũng sẽ bắt đầu xuất hiện.

Tuy được xếp vào các dạng của phát ban, thuộc nhóm bệnh da liễu nhưng bệnh zona lại mang lại cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ được nâng cao, có thể gây ra những cơn đau lâu dài và đôi khi là vĩnh viễn ở hệ thần kinh cùng với sự thương tổn nặng nề trên da.

Vì vậy, ngay khi nhận ra các dấu hiệu của bệnh zona, bạn cần đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị bằng thuốc kháng virus như Zovirax. Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian bùng phát và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đến các bộ phận nhạy cảm như mắt, vùng kín, môi v.v…

Bạn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng cách tiêm vắc-xin. Hiện tại, loại vắc-xin được dùng phổ biến là Shingrix, đã được Cục Quản lí dược phẩm Mỹ phê duyệt vào năm 2017. Shingrix có khả năng thay thế cho Zostavax, một loại vắc-xin zona đã từng được dùng cách đây nhiều năm.

4- Bệnh nấm da bàn chân

Đây là một loại nấm chân thông thường nhưng vì các dấu hiệu của nó khá giống với bàn chân của các vận động viên (cụ thể là lực sĩ) nên mới có cái tên thú vị như vậy. Bạn có thể nhận biết mình có bị mắc bệnh nấm da bàn chân hay không nhờ vào các triệu chứng dưới đây:

  • Trên lòng bàn chân, mặt dưới ngón chân và ở giữa các bàn chân bị phát ban đỏ.
  • Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
  • Tại vùng da bị phát ban sau vài ngày sẽ có hiện tượng bong tróc, phồng rộp và nứt nẻ gây đau rát.

Căn bệnh ngoài da này được phân thành 3 loại, bao gồm: cấp tính, mãn tính và có vảy. Bệnh dễ lây lan nhất trong môi trường ẩm ướt, điều kiện vệ sinh kém. Có thể điều trị bệnh nấm da bàn chân này bằng cách bôi thuốc chống nấm, song song với việc giữ bàn chân luôn được khô thoáng và sạch sẽ.

Bệnh khá phổ biến và thường được chẩn đoán chỉ qua quan sát nên khá dễ nhầm lẫn với vẩy nến. Do đó, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc chống nấm về dùng mà phải liên hệ với bác sĩ để được xác định bệnh.

5- Hắc lào

Hắc lào là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng không loại trừ nhiều trường hợp bệnh xảy ra ở người già, người trưởng thành. Cũng như bệnh nấm da bàn chân ở trên, hắc lào cũng là một bệnh bị gây ra bởi nấm.

bệnh hắc làoHắc lào có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng các loại thuốc bôi đặc trị.

Đặc điểm nhận diện của hắc lào bao gồm:

  • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các ban đỏ hình tròn (như đồng tiền), cạnh có màu đỏ và có ranh giới rất rõ ràng. Ở chính giữa ban đỏ hình tròn là vùng da đang trong tình trạng bong tróc, đôi khi có dịch lỏng.
  • Hắc lào có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở da tay và da chân.
  • Bệnh gây ngứa nhưng ít gây đau.
  • Da đầu cũng có thể bị hắc lào, đây lại là một dạng bệnh phức tạp khác.

Tuy vẻ ngoài nhìn khá giống vẩy nến (thể nặng) nhưng hắc lào là một bệnh rất dễ lây lan qua con đường máu. Bên cạnh đó, bệnh cũng được truyền qua bởi các bề mặt bị ô nhiễm, các dụng cụ cá nhân của người bệnh như khăn mặt, lược… Và thú cưng cũng là một nguyên nhân gây bệnh, vì chủng nấm này có thể sống sót rất tốt trong cơ thể chó, mèo.

Chẩn đoán hắc lào cần có sự can thiệp của kỹ thuật sinh thiết, nghĩa là bác sĩ sẽ lấy một mẩu da của bệnh nhân và soi bằng kính hiển vi để tìm ra sự tồn tại của nấm. Một số bệnh khác cũng có biểu hiện là các ban đỏ hình hơi tròn như Pityriocation rosea và Granuloma annulare hay những bệnh liên quan đến Sarcoidosis và Lupus.

Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân hắc lào sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm có kết hợp với thuốc uống.

6- Bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một dạng rối loạn da tự miễn, có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng. Hiện chưa tìm được nguyên nhân chính khiến hệ tự miễn của da bị rối loạn nhưng chúng ta có thể kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: căng thẳng kéo dài, nhiễm trùng da, lạm dụng thuốc, chấn thương và điều kiện thời tiết.

Những rối loạn ở hệ thống miễn dịch sẽ khiến cho tế bào da được sản sinh ra nhiều hơn mức cần thiết. Lúc này, tình trạng phát ban sẽ được hình thành khi tế bào da cũ bị bong ra. Bệnh có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời và thường xuất hiện ở các khớp như khuỷu tay, đầu gối với các lớp vẩy trắng bong ra khỏi bề mặt da, đôi khi bị trầy xước và rướm máu.

Vẩy nến có nhiều dạng, được phân ra dựa trên biểu hiện trên bề mặt như: vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể giọt, vẩy nến viêm khớp v.v…

Tùy theo mức độ phát triển và dạng vẩy nến mà người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau, thời gian hồi phục cũng không giống nhau. Trong đó, 2 cách chữa vẩy nến được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Thuốc/ kem bôi ức chế miễn dịch.
  • Liệu pháp ánh sáng tia cực tím.

Song song với điều trị, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tốt cho da và thường xuyên chăm sóc da thì mới có thể khỏi bệnh.

7- Vẩy phấn hồng

Có tên khoa học là Pityriasis rosea, vẩy phấn hồng được biết đến là một dạng phát ban lành tính. Bệnh sẽ khởi phát với một đốm ban màu hồng trên da, sau đó lan rộng ra thành các đốm nhỏ hình vòng. 

Cảm giác ngứa ngáy là một điều không thể tránh khỏi đối với các dạng bệnh phát ban, tuy nhiên với vẩy phấn hồng thì cảm giác này đỡ khó chịu hơn nhiều. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhìn chung có nhiều điểm tương đồng với bệnh vẩy nến.

Chẩn đoán vẩy phấn hồng cần khá nhiều thời gian, bởi cho đến nay người ta vẫn chưa có các xét nghiệm nào chuyên biệt, ngoài việc kiểm tra loại trừ. Bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài ngày (trong điều kiện bệnh nhân chăm sóc da tốt). Dùng thuốc có Steroid hoặc thuốc kháng Histamine ở mức cho phép sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.

8- Bệnh ghẻ

Ghẻ là một bệnh truyền nhiễm, nó tương tự như việc nhiễm kí sinh trùng. Sau khi cái ghẻ từ môi trường chui được vào trong da của vật chủ, nó sẽ hút chất dinh dưỡng và sinh sản. Bệnh ghẻ thường được tìm thấy ở khuỷu tay, eo, mông, nách, dương vật và ở giữa các đầu ngón tay.

bệnh ghẻBệnh ghẻ là một dạng bệnh kí sinh do cái ghẻ chui vào sâu trong da.

Khi bị ghẻ, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy các đốm đỏ như phát ban nổi lên trên da. Tuy nhiên, sự phát ban lại có vẻ giống như vết cắn hơn là ban tròn do zona thần kinh hoặc hắc lào gây ra. Bên cạnh đó, vùng da bị ghẻ sẽ bị phồng rộp lên, bên trong da có chứa nước. Đi kèm với dấu hiệu ngoài da là cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp thì lại càng ngứa dữ dội hơn.

Để có thể xác định được bạn có bị ghẻ hay không, các bác sĩ sẽ cần phải cạo vùng da đang gặp vấn đề, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi. Bệnh ghẻ có thể được điều trị dứt điểm, tuy tốn khá nhiều thời gian vì cái ghẻ sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân thường sẽ được áp dụng song song việc dùng thuốc bôi Steroid và uống Histamine, cùng với các biện pháp làm sạch và chăm sóc da khác.

9- Bệnh Herpes

Herpes là một bệnh gây ra bởi sự nhiễm virus Herpes simplex 1 (HSV-1) và còn được gọi là mụn rộp sinh dục. Chúng ta có thể nhận biết được một người có bị bệnh Herpes hay không bằng các dấu hiệu sau đây:

  • Trên da (thường là da môi và da vùng kín) xuất hiện một vài ban đỏ lốm đốm, sau đó là mụn nước nổi lên trên.
  • Mụn nước gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu.
  • Lở loét xung quanh vùng da bị tổn thương, mủ chảy ra nhiều và kéo thành mài ghẻ.
  • Sốt và sưng bạch huyết.

Bệnh lây nhiễm qua việc tiếp xúc với vết loét hoặc toàn bộ những dịch nhầy được tiết ra từ cơ thể người bệnh. Herpes có xu hướng tái phát, mỗi lần quay trở lại thì các triệu chứng lại càng rõ ràng hơn. Hiện cách điều trị cho hiệu quả tương đối nhất là dùng các thuốc kháng virus như Zovirax (acyclovir) hoặc Valtrex (valacyclovir).

Như vậy, những loại phát ban thường gặp bao gồm bệnh Herpes, ghẻ, vẩy phấn hồng, vẩy nến, zona thần kinh, hắc lào, chốc lở, mề đay và bệnh nấm da bàn chân. Để có thể hiểu rõ về các bệnh này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị chuyên khoa.

Đọc toàn bộ bài viết