Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

1 năm trước 25

Nổi mẩn ngứa ở mông thường có biểu hiện nổi ban đỏ, ngứa rát, da khô sần,… gây phiền toái trong sinh hoạt và ảnh hưởng về tâm lý. Bệnh được khởi xướng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ cần điều trị đúng cách sẽ không để lại hậu quả nặng nề.

Nổi mẩn ngứa ở mông là do bệnh gì?

Theo các chuyên gia da liễu, nổi mẩn ngứa ở mông xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động vào gây tổn thương cho vùng da mông. Phần lớn chúng xảy ra là do mắc bệnh ngoài da, nhiễm kí sinh trùng hoặc do một số tác nhân từ bên ngoài.

Nổi mẩn ngứa ở môngNổi mẩn ngứa ở mông xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Bệnh mề đay nổi mẩn ngứa

Mề đay được xem là một dạng mẩn ngứa ở mông, chúng xuất hiện khi cơ thể mẫn cảm với mỹ phẩm, xà phòng, dị ứng với quần áo hoặc khi da bị dị ứng tiếp xúc, dị ứng do thời tiết.

Khi mắc phải, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngấy, nổi nhiều mẩn đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau. Sau một vài giờ, các triệu chứng của bệnh sẽ có dấu hiệu lan rộng thành từng mảng đỏ và gây ngứa trên diện rộng.

Một số trường hợp nổi mề đay ở mông nặng sẽ xuất hiện nhiều mụn nước, ban đỏ, thậm chí gây sưng phù ở mông gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Những vùng da này còn có khả năng bị viêm nhiễm, trầy xước nếu không điều trị kịp thời.

2. Bệnh Eczema

Bệnh Eczema là một bệnh tự nhiễm trên da. Phần lớn người bị bệnh Eczema ở vùng mông là do bị viêm da thông thường, nhiễm khuẩn, masat quá mức, sức đề kháng yếu hoặc do di truyền từ người thân.

Khi bị bệnh này, ở vùng mông người bệnh sẽ xuất hiện mẩn ngứa, da bong tróc, nhiều mụn nhỏ li ti. Bệnh để càng lâu sẽ càng phát nặng, những mụn nhỏ có nguy cơ vỡ ra gây viêm loét trên da.

3. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến thường xảy ra ở hai bên bờ mông với các triệu chứng như da bong tróc có vảy trắng, rất khô hoặc da đỏ thành mảng gây ngứa ngấy dữ dội.

Bệnh chỉ xảy ra khi rối loạn cấu trúc lành tính dưới da, do di truyền (từ bố mẹ, hoặc các cặp song sinh) do yếu tố môi trường nhiều bụi bẩn và sử dụng thời gian dài các thuốc đặc trị cũng gây ra vẩy nến ở mông.

Nổi mẩn ngứa ở môngBệnh vẩy nến là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở mông

4. Bệnh nhiễm nấm

Vùng mông được xem là “địa bàn” thuận lợi để nấm cư ngụ và phát triển, nên đa số trường hợp nổi mẩn ngứa ở mông đều do nhiễm nấm gây ra. Ở các trường hợp nhiễm nấm thường do dùng phải nguồn nước bẩn, vệ sinh da kém hoặc do tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.

Khi bị bệnh, da thường có biểu hiện nổi vẩy trắng thành mảng trên da, đặc biệt có những cơn ngứa kéo dài không hết được. Đối với trường hợp nhiễm nấm nặng ở mông nên đến khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị sớm.

5. Bệnh mụn rộp

Nguyên nhân chính gây nổi mẩn ngứa ở mông do bệnh mụn rộp là lây lan qua đường tình dục (quan hệ với người bệnh, quan hệ không an toàn). Ngoài ra, bệnh còn xảy ra khi vệ sinh kém và lây lan tiếp xúc.

Nổi mẩn ngứa ở môngMông bị nổi mẩn ngứa do bệnh mụn rộp

Dấu hiệu nhận biết nhanh nhất của bệnh này là phát ban, nổi nhiều mụn nước ở mông và đau rát. Những trường hợp này không nên tự ý chữa tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.

6. Do nhiễm giun

Theo các nghiên cứu, nhiễm giun kí sinh là một trong những yếu tố gây nổi mẩn ngứa ở mông. Vì giun thường sinh sống và phát triển ở vùng ruột già, trực tràng, buổi tối giun thường đẻ trứng gần hậu môn nên vùng da mông thường bị nổi mẩn và ngứa mông.

Ngoài các yếu tố do bệnh thì mông bị nổi mẩn ngứa còn do các tác động bên ngoài như dùng giấy vệ sinh không đúng cách, chất lượng kém. Ngồi quá lâu một chỗ ít vận động, mặc quần áo bó sát, ẩm ướt làm cho da khó thở. Dùng nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm sống dễ gây dị ứng.

Nổi mẩn ngứa ở mông có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Nổi mẩn ngứa ở mông ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày, vệ sinh và chăm sóc rất khó. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống khi cơ thể luôn trong trạng thái đau ngứa, khó chịu và mệt mỏi.

Đa số các trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mông không quá nguy hiểm, chúng thường hết sau vài ngày nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc chăm sóc không đúng có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn,viêm nhiễm, hoại tử da vùng bị tổn thương,… thậm chí là sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông kéo dài nhiều ngày không khỏi, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Cách xử lý khi nổi mẩn ngứa ở mông

Trường hợp nổi mẩn ngứa nhẹ ở mông chúng ta có thể tự chăm sóc tại nhà, nhưng nếu cơ thể có những biểu hiện nặng nên sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Trị bằng các bài thuốc dân gian

Hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian trị mẩn ngứa ở mông rất hiệu quả. Bạn có thể áp dụng thử tại nhà khi trường hợp mẩn ngứa nổi nhẹ.

Tỏi

Trong khoa học, tỏi chứa nhiều hoạt chất Azooene có tính năng sát trùng, diệt khuẩn và phục hồi lại tế bào da mới khá tốt nên thường được dùng để điều trị khi bị nổi mẩn ngứa.

Nổi mẩn ngứa ở môngTỏi là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm để trị mẩn ngứa ở mông

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị tỏi tươi, không bị hư. Sau đó rửa sạch, để gáo nước.
  • Giã nhuyễn tỏi tươi, vắt láy nước cốt.
  • Sử dụng nước tỏi thoa vào những vùng da bị mẩn ngứa. Lưu ý là không thoa vào vùng da khác vì tỏi có tính nóng dễ gây bỏng da.

Sử dụng đều đặn ngày 2 lần giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ và ngưng thoa sau khi da đã phục hồi hẳn.

Lá Kinh giới

Trong đông y, Kinh giới có tính ấm, chứa tinh dầu cay làm giảm nhanh các triệu chứng phát ban, dị ứng, nổi mẩn nên rất được mọi người ưa chuộng dùng để trị nổi mẩn ngứa ở mông.

Cách làm: 

  • Lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch, đun với nước cho sôi lên.
  • Sau đó để nguội rồi dùng để tắm hoặc ngâm ở vùng da bị dị ứng.
  • Tắm sạch lại với nước.

Cách làm này được đánh giá đơn giản, dễ làm và an toàn cho cơ thể. Bạn nên thử để khắc phục tình trạng mẩn ngứa ngay tại nhà.

Lá Chè xanh

Chè xanh được xem là bài thuốc hữu hiệu để trị mẩn ngứa ở mông vì Chè xanh có công dụng giải nhiệt, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, nhờ đó mẩn đỏ, vẩy nến cũng giảm dần.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30 gram lá chè tươi, rửa sạch.
  • Cho lá chè vào nấu với 3 lít nước, đun sôi.
  • Pha nước chè vừa nấu cho ấm rồi đem tắm.

Ngoài cách tắm bằng lá chè xanh, bạn cũng có thể nấu nước uống hằng ngày cũng rất hiệu quả.

2. Dùng thuốc tây điều trị

Đối với một số trường hợp nổi mẩn ngứa, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị đạt kết quả nhanh hơn.

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng trong trường hợp bị nổi mẩn ngứa do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Khi dùng phải đúng liều lượng và có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc sẽ gây kháng kháng sinh.
  • Thuốc kháng Histamin: Đa số các trường hợp bị dị ứng thường điều trị bằng Histamin. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn cảm giác ngứa ngáy của người bệnh, tránh trường hợp gãi gây vỡ mụn nhiễm trùng.
  • Thuốc Steroid: Thuốc có tác dụng làm mềm da, cấp ẩm, làm giảm tình trạng ngứa ngáy của người bệnh. Thuốc có dạng kem mỡ, nên người bệnh nên làm sạch da trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn.
  • Thuốc nội khoa: Các thuốc như Imidazole Econazole, Clotrimazole,… có tác dụng tốt trong việc diệt nấm, giảm ngứa, kháng viêm và ngăn ngừa bệnh tái phát nên thường được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị mẩn ngứa.
Nổi mẩn ngứa ở môngMột số trường hợp nổi mẩn ngứa phải dùng thuốc điều trị

3. Điều trị bằng thuốc Nam

Với cơ chế trị bệnh TẬN GỐC, lành tính, không gây tác dụng phụ, các bài thuốc nam thường được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.

BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – Bí quyết ĐÁNH BẠI HOÀN TOÀN bệnh, AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

Đây là bài thuốc bí truyền 150 năm tuổi của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường – Top 20 Thương hiệu nổi tiếng năm 2020.

CÔNG DỤNG: Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được bào chế dựa theo nguyên lý trị bệnh tận gốc, bổ chính khu tà của YHCT. Theo đó bài thuốc sẽ có tác dụng trừ tà, tiêu độc, thanh nhiệt, đào thải độc tố, loại bỏ tình trạng mẩn ngứa, phục hồi làn da bị tổn thương. Đồng thời bài thuốc còn giúp dưỡng huyết, mát gan, nâng cao chức năng gan thận, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Liệu trình bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh gồm 3 loại thuốc nhỏ là thuốc đặc trị mề đay, dị ứng; thuốc bổ thận giải độc và thuốc bổ gan dưỡng huyết với công dụng cụ thể là:

CHI TIẾT: Triệt Tiêu Ngay Mề Đay, Phong Ngứa Bằng Bài Thuốc Bí Truyền 3 Thế Kỷ Nhà Thuốc Dòng Họ Đỗ Minh

Liệu trình "3 trong 1" tác động cùng lúc của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

THÀNH PHẦN: Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh) cho biết bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được bào chế từ 40-50 loại dược liệu khác nhau, điển hình như diệp hạ châu, hạ khô thảo, xích đồng, hoàng kỳ,…

“Tất cả thành phần thảo dược trong bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đều đảm bảo SẠCH – LÀNH TÍNH – CÓ NGUỒN GỐC RÕ RÀNG. Nhờ phát triển được 3 vườn dược liệu, nhà thuốc chúng tôi chủ động về nguyên liệu, ít phải nhập liệu từ bên ngoài. Tôi khẳng định bài thuốc không chứa rác thuốc, dược liệu bẩn. Người bệnh khi sử dụng yên tâm không lo gặp tác dụng phụ”, lương y Tuấn nhấn mạnh.

Diễn viên Nguyệt Hằng là một trong những trường hợp bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa nặng. Sau khi sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh khoảng 2 tháng, tình trạng bệnh của cô đã khỏi hoàn toàn. Dưới đây là video chia sẻ của nữ diễn viên. Ngoài DV Nguyệt Hằng, nhiều bệnh nhân khác, ngay cả bà bầu, trẻ em, sau khi sử dụng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường cũng đã có những phản hồi tích cực.

XEM THÊM: Phản hồi của người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh vốn có dạng sắc bốc theo thang, tuy nhiên nếu người bệnh có nhu cầu, nhà thuốc sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao và đóng lọ thủy tinh.

Mỗi người bệnh sẽ có liệu trình điều trị khác nhau. Do đó, để biết chính xác thông tin này, mọi người hãy liên hệ trực tiếp tới nhà thuốc để được chuyên gia thăm khám và tư vấn.

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình  
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768 
  • Website:https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Trong khi điều trị mẩn ngứa ở mông cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có yêu cầu của bác sĩ, không được tự ý dùng tại nhà
  • Xuyên suốt quá trình trị bệnh nên hạn chế dùng xà phòng, sữa tắm, hoặc không mặc quần áo bó sát vì sẽ dễ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Không ăn uống những thực phẩm có nguy cơ làm cho vùng da bị tổn thương tạo mủ như hải sản, cà phê, thuốc lá, bia rượu,…

Nên làm gì để phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở mông?

Để phòng ngừa tốt bệnh mẩn ngứa ở mông có thể thực hiện một số cách dưới đây:

  • Ăn nhiều rau củ, trái cây chứa Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho có thể, bảo vệ da tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh.
  • Chọn mặc những quần áo khô ráo, hút mồ hôi tốt để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn tại vùng mông.
  • Vệ sinh nơi ở thoáng mát, thường xuyên mở cửa sổ đón nắng, tạo môi trường sống sạch sẽ, thoải mái.
  • Luôn mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với nơi nhiều khói bụi hoặc nhiều chất độc hại.

Nổi mẩn đỏ ở mông sẽ trở nên “dễ chịu” nếu như chúng ta sớm tìm được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta chủ quan, hãy tập sống khoa học như một cách để bảo vệ bản thân và những người thương yêu!

Tham khảo thêm:

Đọc toàn bộ bài viết