Phân biệt loãng xương với thiếu xương

2 năm trước 19

Loãng xương và thiếu xương đều là sự suy giảm khối lượng xương, nhưng ở các mức độ khác nhau. Đo mật độ xương giúp chẩn tình trạng thiếu xương, loãng xương và đánh giá nguy cơ gãy xương.

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là sự thiếu trầm trọng khối lượng xương gây ra bởi sự thiếu hụt canxi, vitamin D, magie, vitamin và những khoáng chất khác. Nếu tiến triển nặng loãng xương dẫn đến người bệnh bị giảm chiều cao, còng lưng, gù vẹo và đau nhức nhiều. Phụ nữ bị ảnh hưởng bởi loãng xương nhiều hơn nam giới.

2. Thiếu xương là gì?

Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương thấp so với bình thường, sự giảm sút này thường không được xem là quá nghiêm trọng, và chỉ được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến loãng xương.

Thiếu xương thường gặp ở người trên 50 tuổi mật độ xương thấp hơn bình thường nhưng chưa phải loãng xương.

3. Phân biệt giữa thiếu xương và loãng xương

Các bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương (Bone mineral density: BMD), hay còn gọi là đo độ loãng xương để chẩn đoán xem thiếu xương hay loãng xương.

Đo mật độ xương cho phép đo mức canxi trong xương, nhờ đó đánh giá được nguy cơ gãy xương. Phương pháp kiểm tra này không xâm nhập, không gây đau đớn và được thực hiện ở xương hông, cột sống, cổ tay, ngón tay hay gót chân.

Một số yếu tố tạo nên loãng xương và thiếu xương

  • Phụ nữ có nguy cơ mất xương cao hơn nam giới vì khối lượng xương thấp hơn nam giới. Đồng thời phụ nữ cũng trải qua sự mất mát khối lượng xương lớn sau thời kỳ mãn kinh, sinh đẻ.
  • Tiền sử gia đình có khối lượng xương thấp hoặc loãng xương thì nguy cơ 50- 85% bị loãng xương.
  • Người trên 50 tuổi (cả nam và nữ) mỗi năm mất khoảng 5% khối lượng xương.
  • Lối sống: Chế độ ăn kiêng nghèo canxi và vitamin D, hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê,...
  • Người bị cường giáp, cường cận giáp, hội chứng Cushing, tiểu đường...
  • Sử dụng nhiều các thuốc corticoides, chống động kinh, tim mạch...

4. Đo mật độ xương

Phân biệt loãng xương với thiếu xương

Đo mật độ xương

Thiết bị đo độ loãng xương gồm có thiết bị đo trung tâm và thiết bị đo ngoại vi:

4.1 Thiết bị đo trung tâm

Máy đo DEXA scan dùng đo độ loãng xương ở khớp háng và cột sống, máy đo này kết có quả rất chính xác để đánh giá loãng xương. Thời gian làm nhanh chóng và không chạm vào người bệnh nhân. Hiện đại hơn có máy Quantitative CT scan.

4.2 Thiết bị đo ngoại vi

Có thể tìm thấy ở hầu hết các bệnh viện đa khoa và ngay cả tại các nhà thuốc chỉ dùng để đo xương ở vị trí ngoại vi như xương gót nhưng có thể đánh giá được nguy cơ gãy xương của cột sống và cổ xương đùi.

Kết quả đo độ loãng xương được xác định bằng 2 chỉ số T-score và Z-score.

  • T-score: Là mật độ xương của bệnh nhân được so sánh với mật độ xương đỉnh của người cùng giới,cùng màu da lúc trưởng thành khỏe mạnh (25 tuổi). T-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ.
  • Z-score: Là chỉ số so sánh sự chênh lệch mật độ xương của người được đo với mật độ xương của một người cùng tuổi, trọng lượng, giới tính, màu da...ở tình trạng chuẩn. Z-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với người cùng tuổi, giới, trọng lượng, màu da. Chỉ số này rất có ích nó gợi ý cho chẩn đoán loãng xương thứ phát vì sự mất xương nhiều , nếu Z- score nhỏ hơn – 1,5 gợi ý có những yếu tố bất thường tác động vào sự mất xương. Bs cần phải tìm hiểu lý do tại sao có sự mất xương nhiều bất thường như vậy.

5. Một số biện pháp phòng chống loãng xương

Một số biện pháp giữ cho bộ xương được khỏe mạnh hơn có thể áp dụng:

  • Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ canxi, magie, vitamin K, D và C cũng như các khoáng chất khác.
  • Tập thể dục đều những bài tập tỳ đè trọng lượng cơ thể, aerobics, đi bộ thể dục để giảm tối đa sự mất xương.
  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá và rượu.
  • Sử dụng thuốc chống mất xương và tăng tạo xương khi phát hiện giảm khối lượng xương.
  • Kiểm tra định kỳ với bác sĩ chuyên khoa về mật độ xương. Điều này đặc biệt quan trọng với những người sau 50 tuổi hay nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Đọc toàn bộ bài viết