Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

1 năm trước 19

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thời điểm chuyển mùa là giai đoạn có nguy cơ bùng phát nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, sốt phát ban và sốt xuất huyết là những bệnh dễ nhầm lẫn, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Vậy đâu là những khác biệt giữa hai loại bệnh này?

Sốt xuất huyết (viral hemorrhagic fever) và sốt phát ban (roseola) là những bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc điểm chung của hai căn bệnh này là đều do virus gây ra. Tuy nhiên sốt phát ban và sốt xuất huyết khác nhau về nguyên nhân gây bệnh.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Mặc dù cả hai căn bệnh đều là những bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhìn chung sốt xuất huyết có mức độ nghiêm trọng hơn, dễ lây lan thành dịch trên phạm vi rộng. Ở những vùng dân cư có hệ miễn dịch kém, tốc độ bùng phát có thể rất nhanh.

1. Phân biệt theo nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban là do virus Rubella (còn gọi là virus sởi Đức). Đây là loại virus có thời gian ủ bệnh cao. Khi virus xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân có thể âm thầm ủ bệnh trong thời gian từ 1 tuần cho đến 2 tuần. Do đó căn bệnh này tương đối khó nhận biết sớm

Đối với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân chính là do các chủng virus như Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae, Flavivirus đặc biệt là virus Dengue. Những loại virus này đều có thể dẫn đến ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Những loại virus gây bệnh sốt xuất huyết có thể truyền bệnh từ người này sang người khác thông qua trung gian là muỗi, đặc biệt là muỗi vằn (Aedes Aegypti) và muỗi hổ châu Á. Khi xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh của chủng virus này có thể từ 4 – 10 ngày.

2. Phân biệt theo triệu chứng

Có thể phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết theo triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên cần hiểu rõ đặc điểm của bệnh để tránh nhầm lẫn giữa các triệu chứng. Đặc điểm của sốt phát ban và sốt xuất huyết gồm có:

Đối với sốt xuất huyết

Những trường hợp sốt xuất huyết thường khởi phát trung bình từ 3 – 6 ngày (đôi khi đến 10 ngày) kể từ khi muỗi truyền virus. Khi virus bắt đầu hoạt động, người bệnh có thể khởi phát dấu hiệu:

  • Sốt cao từ 39 – 40 độ C, thậm chí có thể cao hơn.
  • Trên da có các dấu lấm chấm xuất huyết.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau mỏi tại thái thương.
  • Các cơ và các khớp có cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
  • Có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết thương, vết tiêm thuốc bầm tím, nặng hơn có thể đi ngoài ra phân đen do xuất huyết trong.
  • Người bệnh cũng có thể bị sốc, tay chân lạnh, đau bụng, đau rát họng.
dấu hiệu sốt xuất huyết dưới daSốt xuất huyết trên da có dấu hiệu đặc trưng là các đốm xuất huyết đỏ dưới da của bệnh nhân

Đối với sốt phát ban

Những dấu hiệu sốt phát ban có một số nét tương đồng với sốt xuất huyết. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt giữa hai nhóm bệnh này, đặc biệt là những vấn đề như:

  • Có các triệu chứng sốt cao từng cơn (khoảng từ 39 – 40 độ C, có thể cao hơn).
  • Người bị sốt phát ban có thể xuất hiện các triệu chứng ho, đau họng, nghẹt, tắc mũi, chảy nước mũi.
  • Ngoài ra, cơ thể của người bị sốt phát ban cũng thường xuyên mệt mỏi, xuất hiện các hạch tại khu vực đầu, mặt, cổ. Những hạch này thường sưng to, đau nhức và có thể sờ thấy được.
  • Tiến triển bệnh kéo dài trong vòng 4 ngày sau đó bệnh nhân có thể bắt đầu giảm triệu chứng.
  • Sau khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi da xuất hiện các triệu chứng nổi ban thì có thể lặn bớt.
dấu hiệu phát ban trên da của bệnh nhânDấu hiệu phát ban trên da của bệnh nhân

3. Phân biệt nhanh sốt phát ban và sốt xuất huyết

Cách phân biệt nhanh sốt phát ban và sốt xuất huyết có thể thực hiện bằng cách dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ căng lên vùng da nghi ngờ sốt xuất huyết, phát ban. Nếu các chấm đỏ trên da mất đi và hồi phục ngay sau khi buông tay thì có khả năng cao là sốt phát ban.

Trong trường hợp sau khi buông tay ra nếu vẫn còn các chấm li ti trên da, hoặc 2 giây sau các chấm màu đỏ mới xuất hiện lại thì có khả năng cao là bệnh nhân đã mắc bệnh sốt xuất huyết.

*Lưu ý:

Ngoài những triệu chứng điển hình của sốt phát ban, sốt xuất huyết kể trên, có một số trường hợp sốt kéo dài từ 2 – 3 ngày nhưng không kèm theo các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết như dấu hiệu bầm máu dưới da, tình trạng ho ra máu, dấu hiệu đi tiêu ra máu,… nhưng vẫn phải dè chừng. Những trường hợp này cần chủ động thăm khám sớm để các bác sĩ có những hướng chẩn đoán và thăm khám phù hợp.

thận trọng khi có dấu hiệu sốt xuất huyếtCần thận trọng với dấu hiệu sốt xuất huyết, nên thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp nhất

Một số lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Đối với những trường hợp phát ban và sốt xuất huyết, cần đặc biệt thận trọng với sốt xuất huyết vì đây là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề như:

  • Thận trọng với bệnh sốt xuất huyết, người đã từng mắc sốt xuất huyết vẫn có thể tái phát bệnh sốt xuất huyết. Có 4 chủng virus có thể gây sốt xuất huyết, người đã từng mắc sốt xuất huyết với 1 trong 4 chủng vẫn có khả năng cao mắc sốt xuất huyết với các chủng còn lại.
  • Thận trọng khi dùng thuốc hạ nhiệt cho bệnh nhân sốt xuất huyết, đặc biệt cần chú ý chỉ dùng đơn chất paracetamol, không kết hợp với các thuốc giảm đau hạ nhiệt khác. Đặc biệt không được sử dụng aspirin, efferalgan cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì có thể gây nguy hiểm.
  • Có thể áp dụng kèm các biện pháp chườm mát để giảm thân nhiệt ở những vị trí như nách, bẹn, trán,…
  • Chú ý bù nước cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết, có thể bổ sung nước hoa quả để cung cấp thêm các loại vitamin cần thiết.
  • Đối với những trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ cần phải thận trọng, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn của bác sĩ, toa thuốc và hướng điều trị.

Đọc toàn bộ bài viết