Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyền – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Phát ban nhiệt là tình trạng da bị kích ứng gây đỏ và ngứa khi sống trong điều kiện thời tiết trời nóng ẩm hoặc do tiếp xúc với nhiệt độ cao. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải vấn đề này, nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nắm rõ các thông tin về phát ban do nhiệt sẽ giúp bạn xác định được hướng điều trị phù hợp.
Thông tin cần biết về chứng phát ban nhiệt
Phát ban nhiệt là chứng bệnh thường gặp, xảy ra khi da bị kích ứng do tiếp xúc với nhiệt hoặc do thời tiết quá nóng.
Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Với người lớn, bệnh thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc những vùng da bị chà xát nhiều. Mặc dù ít khi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng phát ban nhiệt lại làm cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Các thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.
Nguyên nhân gây phát ban nhiệt
Phát ban nhiệt xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, làm cho da bị kích ứng gây đỏ. Không có một nguyên nhân chính xác nào được đưa ra để giải thích cho tình trạng ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, nhưng một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc vấn đề này mà chúng ta có thể kể đến là:
- Ống dẫn mồ hôi chưa hoàn thiện: Ở những đối tượng là trẻ sơ sinh, các ống dẫn mồ hôi của chúng chưa được phát triển một cách đầy đủ như người lớn, chúng dễ vỡ khiến cho mồ hôi tràn sang các mô xung quanh gây phát ban nhiệt.
- Sống trong môi trường khí hậu nhiệt đới: Đặc điểm của kiểu khí hậu này là nóng ẩm, do đó những người sống trong môi trường khí hậu này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Vận động nhiều: Làm các công việc nặng nhọc, tập thể dục thể thao nhiều… khiến cho cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Điều này cũng sẽ làm cho bạn dễ bị phát ban nhiệt hơn.
- Nhiệt độ cao: Mặc quá ấm, dùng chăn quá dày hoặc khi tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao cũng có khả năng gây bệnh cho bạn.
- Nằm quá lâu: Những người bị ốm, phải nằm một chỗ quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng phát ban do nhiệt.
Ai có nguy cơ bị phát ban nhiệt?
Thông thường, ai cũng có thể bị phát ban nhiệt. Tuy nhiên, với các đối tượng sau, họ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
- Trẻ sơ sinh.
- Người sống ở những vùng nhiệt đới.
- Người chơi thể thao hoặc làm các công việc nặng nhọc.
Triệu chứng phát ban nhiệt
Đặc trưng của tình trạng phát ban nhiệt là da bị nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, đôi khi còn cảm thấy nóng rát trên da. Ngoài ra, bệnh cũng có thể làm cho da nổi mụn nước nhỏ, làm da bị sưng thành từng vùng nếu như bị viêm hoặc bị nhiễm trùng. So với người lớn, trẻ sơ sinh dễ bị phát ban nhiệt hơn người lớn. Vì ở những đối tượng này có tuyến mồ hôi phát triển chưa được đầy đủ, do đó khả năng thoát mồ hôi kém. Với đối tượng là người trưởng thành, phát ban nhiệt thường chỉ xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc bị chà xát nhiều như vùng nách, háng, cổ…
Thông thường, các biểu hiện bệnh sẽ tự biến mất sau khoảng vài ngày, tuy nhiên bạn cũng nên đi thăm khám bác sĩ nếu thấy bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc thấy các triệu chứng bệnh kéo dài trên 1 tuần.
Phân loại chứng phát ban nhiệt
Tùy vào mức độ trầm trọng của tình trạng tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi mà bệnh thường được chia thành nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng lại có những triệu chứng riêng, cụ thể như sau:
- Phát ban tinh thể: Đây là phát ban có ảnh hưởng đến các ống dẫn mồ hôi dưới da. Đặc trưng của dạng này là trên da sẽ hình thành nên các mụn nước dễ vỡ và các nốt sưng tấy.
- Phát ban đỏ: Là dạng nặng hơn phát ban tinh thể, tuy nhiên các triệu chứng của nó lại có những điểm tự nhau như da bị đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn vùng da bị tổn thương.
- Miliaria pustulosa: Xuất hiện các mụn nước hoặc những vùng da bị tổn thương bị viêm chứa đầy mủ.
- Miliaria profunda: Đây là dạng phát ban ít phổ biến của nhiệt nhưng mức độ bệnh rất nặng, nó ảnh hưởng đến lớp hạ bì – lớp sâu nhất của da. Lượng mồ hôi bị tắc nghẽn sẽ thấm sang các mô khác và gây ra các nốt sần có màu đỏ như da ngỗng.
Biến chứng
Nhìn chung, phát ban do nhiệt rất ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng chúng có thể gây ra mụn mủ và gây ngứa.
Cách điều trị và phòng ngừa phát ban do nhiệt
Đa số các trường hợp bị phát ban do nhiệt sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày phát bệnh khi được áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà phù hợp. Thông thường, để nhanh được chữa lành và có thể ngăn ngừa được nguy cơ tái phát, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:
- Có thể tìm những nơi mát mẻ, ít ẩm ướt để khắc phục các biểu hiện của bệnh.
- Uống nhiều nước.
- Nếu bị ngứa, không nên dùng tay để gãi vì nó có thể khiến cho làn da của bạn bị nhiễm trùng.
- Không nên dùng các loại thuốc mỡ hoặc sử dụng các loại kem dưỡng da để thoa vào vùng da bị tổn thương, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Dùng quạt hoặc những thiết bị làm mát để giúp giảm nhiệt độ của cơ thể trong những ngày nắng nóng.
- Mặc những bộ quần áo thoáng mát, không bí bức.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu thấy cơ thể có các biểu hiện như sau, bạn hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý:
- Các triệu chứng bệnh trầm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 1 vài ngày.
- Bị viêm hoặc nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.
- Cơ thể bị sốt hoặc thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường khác.
- Vùng da bị phát ban có màu đỏ tươi.
- Các triệu chứng phát ban xuất hiện ngay sau khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác.
Phát ban do nhiệt tuy là tình trạng không mấy nguy hiểm, nhưng chúng lại làm cho người bệnh ăn ngủ không yên, làm cho cơ thể luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu. Vì thế, nắm rõ các thông tin về vấn đề này sẽ giúp cho bạn biết cách xử lý khi không may bị phát ban nhiệt. Cũng từ đó mà đưa ra được các biện pháp ngăn ngừa bệnh cho bản thân.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.