Phẫu thuật cắt đoạn - tạo hình khí quản trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát - Bệnh viện 108

3 năm trước 23

Ung thư tuyến giáp (UTTG) là căn bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đây là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Phân loại:

UTTG biệt hóa:

  • Bao gồm UTTG thể nhú và thể nang chiếm đa số, hơn 90% các bệnh nhân UTTG.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ là phương pháp đầu tay trong điều trị ung thư tuyến giáp và vét hạch cổ. 
  • Đa số, ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật.
  • Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bộ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật.
  • Do tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt rất tốt, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại sau khi phẫu thuật.

UTTG thể biệt hóa thường:

  • Có tiên lượng tốt do bệnh tiến triển chậm.
  • Tuy nhiên, 10 - 30% BN UTTG biệt hoá có di căn và khoảng 42 % số bệnh nhân này chết trong vòng 10 năm bắt đầu từ khi được chẩn đoán UTTG di căn xa.
  • Tiên lượng rất khác nhau giữa các bệnh nhân và phụ thuộc vào tuổi của BN, đặc điểm mô bệnh học, vị trí và kích thước di căn xa cũng như khả năng bắt giữ và đáp ứng với điều trị I-131.

Tái phát tại chỗ:

  • Tổn thương tái phát xâm lấn khí quản.
  • Người bệnh nhập viện với những biểu hiện của tổn thương khí quản như: khó thở ngày càng tăng dần, nghe thấy tiếng thở rít, ho ra máu ...
  • Cũng có những trường hợp triệu chứng nghèo nàn.
  • Đối với những bệnh nhân này chụp CT hoặc PET/CT sẽ đánh giá được vị trí, kích thước tổn thương và mức độ xâm lấn khí quản.
  • Chỉ định trong trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ khối tổn thương tái phát và cắt đoạn - tạo hình khí quản có chứa đoạn tổn thương xâm lấn.

Nguồn: Bệnh viện 108

Đọc toàn bộ bài viết