Phòng tránh lây nhiễm lao phổi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 98

Lao phổi

  • Lao phổi gây ra bởi vi trùng lao và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn thế giới.
  • Trung bình mỗi năm phát hiện 8 triệu ca lao mới và tử vong 2,9 triệu người
  • Bệnh thường khu trú tại phổi : 80%
  • Bệnh có thể lan tỏa tới các cơ quan khác :20%         

Triệu chứng

  • Ho khạc đàm kéo dài
  • Sốt về chiều
  • Sụt ký
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi về đêm

Những yếu tố quyết định lây nhiễm

  • Nguồn lây nhiễm: Người bệnh lao phổi BK (+)
  • Sự nhạy cảm của cơ thể vật chủ
  • Thời gian tiếp xúc với nguồn bệnh
  • Sự ô nhiễm của cộng đồng

Phòng lao

Trích ngừa BCG cho tất cả trẻ sơ sinh         

  • Trẻ 1 tuổi nếu sơ sinh chưa trích
  • Toàn bộ trẻ dưới 15 tuổi không có sẹo BCG
  • Những người IDR(-)

BCG không ngừa được bệnh lao nhưng tránh được các thể lao nặng (lao kê,lao màng não)                                                           

Đối với người bệnh:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị
  • Mang khẩu trang
  • Không khạc nhổ bừa bãi
  • Tránh ho,hắt hơi trực tiếp vào người đối diện
  • Nhà cửa thoáng mát sạch sẽ
  • Vệ sinh cá nhân
  • Quần áo,chăn mền.....thường xuyên phơi nắng
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng; Hạn chế chất cay nóng; Nghỉ ngơi tránh gắng sức
  • Cữ rượu bia –thuốc lá

Đối với  người tiếp xúc:

  • Hạn chế trong giai đoạn BK (+) : 45 ngày sau khởi đầu điều trị
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc,chăm sóc người bệnh
  • Tránh tiếp xúc đối diện
  • Khoảng cách thích hợp khi tiếp xúc 1.5-2.0 m
  • Khám chuyên khoa hô hấp

Phát hiện sớm bệnh lao:

  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Khi có ho khạc đàm kéo dài >1 tuần.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết