Khỏi bệnh nhờ trốn con đi lấy thuốc chữa xương khớp
Đã từ lâu, người dân trong bản người Dao Yên Sơn, xã Ba Vì (huyện Ba Vì) vẫn gọi bà Triệu Thị Bình bằng cái tên thân thiết và quý trọng: "Thầy thuốc của dân bản". Tâm sự về nghề đã gắn bó cả cuộc đời, bà Bình bộc bạch: "Bốc thuốc trước hết là để chữa bệnh cho chính mình, cho gia đình, rồi đến anh em họ hàng, làng xóm và những người xung quanh".
Ngày ấy, bà Bình bốc thuốc chữa bệnh cho người dân trong bản, trong xã và những khu vực lân cận. Bà Bình suy nghĩ đơn giản rằng: "Khi xưa, người Dao sống ở lưng chừng núi. Ở nơi heo hút, "rừng thiêng nước độc", đi lại rất khó khăn, khi có người đổ bệnh thì phải chung sức cứu chữa.
Vì thế, bốc thuốc chữa bệnh mãn tính, xương khớp cho dân làng là bình thường. Xúc động nhất là người khỏi bệnh mang lễ tạ, lúc thì con gà, khi là nải chuối, cân gạo... Nhớ lần đi bốc thuốc, chữa bệnh dưới xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất), có một phụ nữ trạc tuổi 55 - 60 mua thuốc chữa thấp khớp nhưng trả lại với lý do không có tiền. Khi ấy bà Bình cười hiền, đưa túi thuốc cho người phụ nữ mang thuốc về nhà uống thử mà không cần thù lao. Rất lâu sau, bà Bình quay lại đây và biết người phụ nữ đã khỏi bệnh.
Hôm đó, người ta nấu cỗ mời bà ăn, trả cho bà món tiền đã mua thuốc trước kia và không quên tiết lộ: "Thực ra nhà tôi không thiếu tiền mua thuốc, là do cậu con trai ngăn cản vì cho rằng thuốc tây không khỏi, huống chi là... lá cây. Hồi đó đi bệnh viện, bác sĩ bảo không mổ, không lấy thuốc đắt tiền có thể biến chứng đến mất mạng. Ai ngờ, mấy thứ lá cây giúp tôi thoát chết, con tôi cũng ân hận vì không ủng hộ mẹ uống thuốc nam".
Gần đây nhất là trường hợp của chị Triệu Thị Vân, người trong bản Hợp Sơn đã được chữa khỏi bệnh nhờ bài thuốc gia truyền của bà Bình, dù trước đó căn bệnh xương khớp đã hành hạ chị Vân tới mức phải đi cấp cứu ở bệnh viện nhiều lần. Để kiểm chứng thêm, chúng tôi tìm đến một bệnh nhân đang dùng thuốc của bà Bình và một số người Dao Ba Vì khác, đó là bà Lê Thị Nông, trú quán ở phường Kim Mã (quận Ba Đình) thì được biết, quá trình dùng thuốc xương khớp của người Dao, bệnh của bà Nông đã thuyên giảm được 80%. Từng là một bác sĩ nội khoa, công tác tại Bệnh viện Đống Đa, bà Nông đánh giá thuốc nam của người Dao đủ độ tin cậy, người bệnh phải kiên trì theo thuốc trong thời gian dài mới đạt hiệu quả. "So với thuốc tây thì thuốc nam nhẹ nhàng, dễ uống, không độc hại và đỡ tốn tiền" - bà Nông cho hay.
Trong suy nghĩ của bà Triệu Thị Bình thì xưa kia, hái lá thuốc trên núi Ba Vì rất dễ dàng, có thể đi một ngày là đủ các vị thuốc cần lấy. Giờ, bà rất trăn trở vì nghề thuốc lâu đời của đồng bào mình có nguy cơ thất truyền vì nguồn cây thuốc trên rừng đang dần cạn kiệt. Thêm vào đó, Rừng quốc gia Ba Vì đã trở thành khu rừng cấm khai thác nên người Dao không thể tùy tiện lên núi hái thuốc như trước. "Bây giờ nhiều cây thuốc quý đã tuyệt chủng như dây huyết đằng, máu người, cây B1 - cây tăng lực, củ dòm, cây kim ngân... Cứ mạnh ai người ấy lấy, có khi đào cả gốc, hái lá, chặt cành, mặc cho cây sống chết ra sao không cần quan tâm, như thế thì hỏng hết nghề thuốc" - bà Bình buồn bã nói. Để cứu nghề tổ trước nguy cơ thất truyền, lương y Triệu Thị Bình đã tìm kiếm nhiều cây thuốc trong rừng về trồng tại vườn nhà gây giống để lấy vị thuốc. Ở bản người Dao Hợp Sơn bây giờ, vườn của bà Thanh là vườn thuốc duy nhất có trên 100 loại cây thuốc khác nhau, trong đó có những loại cây thuốc quý được trồng mà thời gian cho thu hoạch phải đợi từ 10 đến 20 năm.
Những âu lo của bà Thanh không phải ngẫu nhiên vì theo thống kê có đến gần 300 loại cây thuốc nam của người Dao Ba Vì đứng trước nguy cơ cạn kiệt, trong đó hơn 100 loài cây thuốc quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Giờ người Dao ở Ba Vì muốn duy trì nghề thuốc đang phải đi nhận "viện trợ" nguồn cây thuốc từ các nơi như Phú Thọ, Hòa Bình. "Nhưng vui nhất với người Dao chúng tôi là, bản người Dao Yên Sơn ở bên cạnh đã được công nhận là làng nghề thuốc nam truyền thống. Người Dao ở Yên Sơn cũng đang giao trồng dược liệu trong sách đỏ để nghề thuốc nam được trường tồn mãi mãi" - bà Bình chia sẻ.
Hiện nay, người bốc thuốc ở bản người Dao Ba Vì khá nhiều, nhưng để am hiểu tường tận như bà Triệu Thị Bình thì không phải ai cũng có được. Gần 40 năm "sống chết" với nghề, giờ đây bà Bình thông thạo khoảng 500 loài cây thuốc. Bà say sưa kể về các loại cây vị thuốc trên núi Ba Vì để chữa bệnh như cây địa ùi chữa ốm yếu; cây B1 dùng làm tăng lực, đổi sữa cho người mới sinh; cây máu người dùng làm thuốc bổ máu; cây kim giao để chữa ho...
Đặc biệt, củ dòm là vị thuốc quan trọng có thể chữa được nhiều loại bệnh như nhưng quan trong nhất là chữa các bệnh về xương khớp, Thấp khớp, Bệnh gout, Thoát vị đĩa đệm, Thoái hóa khớp,phong tê thấp, thấp khớp... Theo lời bà Bình khẳng định bệnh đau nhức xương khớp thường dai dẳng và làm cản trở các sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nhưng từ các loài cây thuốc, bà Bình đã bào chế được bài thuốc chữa các nhóm bệnh này một cách hiệu quả.
Lương y Triệu Thị Bình
“Người truyền nghề”… thuốc Nam
Bà Bình cho biết: "Nghề gia truyền chữa các bệnh về xương khớp như thoát vị địa đệm, thấp khớp, gout, gay đôi cột sống... của chúng tôi từ trước đến nay đều truyền miệng. Các thế hệ phụ nữ trong mỗi gia đình truyền cho nhau mà không có ghi chép bằng sách vở. Cách chế biến, liều lượng mỗi vị thuốc tương đối giống nhau, nhưng mỗi người lại có cách bào chế riêng. Người bốc thuốc phải hiểu được chu trình, gồm trị bệnh, khỏi bệnh, chống tái phát và tiệt nọc bệnh".
Theo phong tục người Dao, nghề thuốc chủ yếu do phụ nữ đảm nhận và việc truyền nghề thường chỉ giới hạn cho con dâu hoặc con gái. Nhưng với việc được nhà nước công nhận là làng nghề gia truyền thuốc nam, nếp nghĩ đó cũng được xóa bỏ.
Lương y Bình chia sẻ: "Tôi đang tham gia giảng dạy bài thuốc chữa xương khớp trong lớp học nghề thuốc nam do xã Ba Vì tổ chức, nhưng truyền nghề theo cách trực quan cho lớp trẻ trong bản đang giúp thì hiệu quả hơn nhiều. Trước đây, tôi thường xuyên theo mẹ lên núi tìm kiếm cây thuốc. Khi chúng tôi nhận biết được các loại cây thuốc thì được mẹ dạy cách xem bệnh và bốc thuốc chữa bệnh. Bây giờ dạy lại cho lớp trẻ cũng tương tự".
Được biết, bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp của bà được Làng nghề thuốc nam lên giáo án để truyền thụ, phát huy, bảo tồn. Còn mô hình vườn dược liệu của bà Bình cũng được chính quyền địa phương nhân rộng ra cả bản...
Theo tìm hiểu của PV, thời gian này, rất nhiều báo, trang mạng xã hội đăng tải về các lương y chữa bệnh xương khớp nhưng lại khiến người bệnh mất niềm tin. Nên khi bài thuốc chữa các bệnh xương khớp mãn tính của Lương y Triệu Thị Bình được người bệnh trong khắp cả nước chứng minh là hiệu quả, giúp nhiều người thoát chết, thoát cảnh cư chân, cưa tay, biến chứng... Báo Gia đình & pháp luật thông báo chỉ duy nhất số điện thoại đăng trên báo Gia đình & pháp luật, Đời sống & pháp luật là số chính của lương y Bình, hai số điện thoại này được giao cho con, cháu của lương y Bình tư vấn và bán thuốc, ngoài ra đều là giả mạo.
Bạn đọc gọi điện để tư vấn, lấy thuốc của lương y Triệu Thị Bình qua số: 0982. 749. 646 – 0981 096 720
Thành Nam