Siêu âm, chụp MRI, phân tích dịch khớp,… là những phương pháp xác định tràn dịch khớp được áp dụng phổ biến. Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng để chỉ định biện pháp chẩn đoán thích hợp.
Các phương pháp xác định tràn dịch khớp
Tràn dịch khớp là tình trạng tăng tiết của màng bao hoạt dịch khiến dịch khớp tràn ra bên ngoài, gây sưng nóng và đau nhức.
Các biểu hiện bên ngoài của bệnh thường không đặc trưng nên rất dễ bị nhầm lẫn với viêm màng bao hoạt dịch, viêm khớp, gout, chấn thương,… Vì vậy để xác định đúng tình trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết.
1. Siêu âm tràn dịch khớp gối
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng tần số cao nhằm hiển thị hình ảnh ở các cơ quan bên trong cơ thể.
Siêu âm được áp dụng trong quá trình chẩn đoán tràn dịch khớp gối nhằm xác định các yếu tố sau:
- Độ dày của sụn khớp: Sụn khớp là cơ quan bọc ở các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp khớp vận động dễ dàng. Tuy nhiên khi khớp bị thoái hóa, sụn sẽ có xu hướng bị bào mòn, dẫn đến tình trạng giảm độ dày. Thông qua hình ảnh từ siêu âm, bác sĩ có thể loại bỏ nguy cơ thoái hóa ở bệnh bị tràn dịch khớp.
- Quan sát dịch khớp: Dịch khớp trong hình ảnh siêu âm là cấu trúc trống nằm bên trong các túi hoạt dịch. Ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối, màng hoạt dịch sẽ có xu hướng tăng sinh và tiết nhiều dịch khớp hơn bình thường.
Tuy nhiên hình ảnh từ siêu âm không phản ánh chi tiết và rõ nét cấu trúc xương, vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-Quang.
2. X-Quang
X-Quang là kỹ thuật sử dụng tia X để hiển thị hình ảnh chi tiết của xương và một số cơ quan khác. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát được hình dạng và mật độ cấu trúc bên trong xương.
Thông qua hình ảnh từ X-Quang, bác sĩ có thể loại trừ các tình trạng bệnh lý có triệu chứng tương tự tràn dịch khớp gối như chấn thương, gãy/ nứt xương, loãng xương, hoại tử vô khuẩn, lao xương khớp, viêm xương tủy, u xương ác tính,…
Thông thường, bệnh nhân tràn dịch khớp gối có cấu trúc xương và mật độ xương bình thường. Tuy nhiên một số trường hợp bị tràn dịch khớp do hệ quả của quá trình thoái hóa, gai xương có thể hình thành ở những vị trí sụn bọc bị bào mòn.
3. Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng cùng lúc nhiều tia X nhằm hiển thị hình ảnh cắt ngang của các cơ quan trong cơ thể. CT chủ yếu được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về mạch máu – não và ít khi được thực hiện cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.
Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp CT nếu nghi ngờ khớp sưng viêm do hoại tử vô mạch hoặc u xương ác tính.
Cần thận trọng khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính cho phụ nữ đang mang thai – nhất là trong 3 tháng đầu thai kì. Ngoài ra, hình ảnh từ CT chỉ giúp bác sĩ quan sát được mạch máu – mô mềm và khó phát hiện được tổn thương ở dây chằng, sụn khớp. Vì vậy CT thường được thực hiện phối hợp với chụp cộng hưởng MRI.
4. Chụp cộng hưởng (MRI)
Chụp cộng hưởng MRI sử dụng sóng từ trường và sóng radio nhằm hiển thị hình ảnh rõ nét các mô mềm ở bên trong cơ thể. Hình ảnh từ MRI được đánh giá có độ tương phản quang cao, chi tiết và sắc nét hơn so với X-Quang, siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính.
Hình ảnh từ MRI cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc ổ khớp, sụn khớp, mô mềm xung quanh và dây chằng. Thông qua hình ảnh này bác sĩ có thể xác định được các bệnh lý như rách, giãn dây chằng, viêm nhiễm, thoái hóa và tràn dịch khớp.
5. Phân tích dịch khớp
Phân tích dịch khớp được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm ở đầu gối là do viêm khớp dạng thấp, gout hoặc nhiễm trùng.
Dịch khớp được chọc hút bằng kim tiêm và quan sát dưới kính hiển vi. Ở bệnh nhân bị nhiễm trùng, dịch khớp thường có mủ, dịch vàng và có sự hiện diện của vi khuẩn.
Trong khi đó, dịch khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có chứa nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể từ hệ miễn dịch. Nếu khớp sưng do bệnh gout, dịch khớp thường có nồng độ acid uric cao và có thể xuất hiện các tinh thể muối urat. Trong một số trường hợp, dịch khớp kèm theo máu tươi có thể là biểu hiện của chấn thương khớp nghiêm trọng.
Bài viết đã tổng hợp một số phương pháp xác định tràn dịch khớp gối phổ biến. Trên thực tế, bác sĩ có thể linh động yêu cầu người bệnh thực hiện các thủ thuật khác không được đề cập trong bài viết.
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang TIÊU DỊCH – GIẢM ĐAU, đánh bại tràn dịch khớp
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc được hoàn thiện từ công trình nghiên cứu “Ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam trong điều trị bệnh xương khớp”. Bài thuốc kết tinh có chọn lọc các giá trị tinh hoa của Y học dân tộc và Y học hiện đại, hòa quyện 58 thượng dược quý đem đến khả năng chữa trị vượt trội tràn dịch khớp hiệu quả tận gốc, an toàn cho sức khỏe. Kể từ khi chính thức được đưa vào ứng dụng điều trị thực tiễn, bài thuốc đã giúp hàng ngàn bệnh nhân tràn dịch khớp thoát khỏi đau nhức, phục hồi vận động và trở về cuộc sống khỏe mạnh.
Bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc được kế thừa và phát triển dựa trên cốt thuốc chữa đau xương của người Tày và y pháp lừng danh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, biện chứng, tính hiệu quả và mức độ an toàn của Quốc dược Phục cốt khang đã được hoàn thiện phù hợp với thể trạng và cơ chế bệnh sinh của người Việt hiện đại.
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc xương khớp đầu tiên quy tụ 58 dược liệu quý hiếm được mệnh danh là “báu vật” của đại ngàn Tây Bắc, sở hữu nguồn dược chất dồi dào, tốt bậc nhất trong việc tiêu sưng viêm, giảm đau nhức như: Kê huyết đằng, Lịn tưa, Mạy vang, Huyết giác, Na rừng, Cẩu tích, Chân rết, Tào đông, bộ 5 “Vua tầm gửi” quý hiếm: Phác mạy nghiến – Phác mạy liến – Phác kháo cài – Tầm gửi cây hồng – Tầm gửi cây gạo… cùng nhiều cây thuốc Nam kinh điển khác.
100% thảo dược được nuôi trồng và kiểm định dược tính kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn GACP-WHO, không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
Các vị thuốc quý được phối chế bài bản và nhuần nhuyễn thành bộ 3 nhóm thuốc độc quyền: QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN ĐẶC TRỊ CHUYÊN SÂU – QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN – QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN tấn công trực tiếp vào căn nguyên loại bỏ tác nhân gây bệnh, tiêu dịch, kháng viêm, giảm đau ứ đọng tại ổ khớp, giải quyết tận gốc các triệu chứng sưng – đau – nóng – đỏ, tăng cường tái tạo sụn khớp và phục hồi vận động nhanh chóng.
Các nhóm thuốc được gia giảm, kết hợp linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả điều trị với thể trạng, thể bệnh của từng bệnh nhân. Đồng thời, thuốc được sắc sẵn dưới dạng cao viên hoàn đóng lọ tiện lợi, kín đáo, không cần đun sắc rườm rà, giúp người dùng dễ dàng sử dụng và bảo quản.
Theo kết quả thử nghiệm trên 500 bệnh nhân đã sử dụng Quốc dược Phục cốt khang, 95% người bệnh đã hoàn toàn thoát khỏi đau nhức, lấy lại khả năng vận động sau 2 – 5 tháng. 100% bệnh nhân không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc. Bệnh nhân khắp mọi miền tổ quốc gửi về Trung tâm những lời cảm ơn và phản hồi tích cực.
XEM THÊM: Chuyên gia đánh giá, người bệnh phản hồi chân thực về Quốc dược Phục cốt khang
LIÊN HỆ NGAY ĐẾN CÁC KÊNH THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Mục đích của việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán là giúp bác sĩ quan sát biểu hiện của khớp và đưa ra kết luận cuối cùng. Vì vậy bạn cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và tiến hành điều trị kịp thời.