Quản lý chất lượng ở giai đoạn trước xét nghiệm (Phần 1) - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

3 năm trước 28

Chất lượng xét nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh, việc quản lý chất lượng xét nghiệm là vô cùng cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy.

Xét nghiệm y học

  • Có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
  • Kết quả xét nghiệm là bằng chứng khoa học không thể thiếu cho việc chẩn đoán, theo dõi và điệu trị bệnh.
  • Vì vậy, chất lượng xét nghiệm (CLXN) ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh, việc quản lý chất lượng xét nghiệm là vô cùng cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy.

Trước xét nghiệm

Chỉ định xét nghiệm 

  • Đây là bước đầu tiên trong quá trình phân tích kết quả xét nghiệm.
  • Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm liên quan đến việc chỉ định bao gồm độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm đối với tình trạng bệnh nhân và chẩn đoán bệnh.
  • Chỉ định xét nghiệm đúng thời điểm, đôi khi một số mẫu phải được lấy trong thời gian nhất định. 

Chuẩn bị bệnh nhân

  • Để chuẩn bị lấy máu, việc chăm sóc bệnh nhân là rất cần thiết để giảm thiểu những yếu tố về mặt thể chất dẫn đến việc xác định sai trong phòng xét nghiệm.
  • Các yếu tố đó bao gồm những biến đổi hàng ngày, chế độ luyện tập, chế độ ăn, việc sử dụng rượu và thuốc lá, việc sử dụng thuốc và tâm lý của bệnh nhân.
  • Định lượng các hormon, sắt, axit photphat, và việc bài tiết các chất điện phân qua đường niệu như muối, kali, và photpho.
  • Tư thế đứng của bệnh nhân làm tăng áp suất thủy tĩnh, làm giảm thể tích plasma và tăng nồng độ protein. 
  • Chế độ ăn có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả phòng xét nghiệm. 

Hội chứng stress

  • Hội chứng sang chấn về thể chất và tinh thần dẫn đến sự thay đổi về nồng độ một số chất trong quá trình tổng hợp hormone adrenocorticotropic (ACTH), cortisol, và catecholamines.
  • Trong những người bị stress, nồng độ cholesterol tổng số tăng ở mức độ nhẹ, và HDL cholesterol giảm xuống 15%.
  • Quá trình hô hấp mạnh ảnh hưởng đến cân bằng axit-bazơ, làm tăng số lượng bạch cầu, axit lactic, và axit béo tự do.

Độ tuổi

  • Độ tuổi của bệnh nhân có ảnh hưởng đến thành phần của huyết thanh.
  • Nhóm tuổi  được chia làm 4 nhóm: sơ sinh, tuổi thanh thiếu niên, trưởng thành, trung niên và người già (Young, 2001).
  • Từ sơ sinh tới 16 tuổi nhiều chỉ số hoá sinh, huyết học thay đổi theo thời gian.
  • Phần lớn các chất được duy trì ổn định trong huyết thanh trong suốt thời gian trưởng thành tới khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ và trung niên ở nam giới.

Giới tính

  • Sau giai đoạn dậy thì, ở nam giới nồng độ alkaline phosphatase, aminotransferase, creatine kinase, và aldolase cao hơn so với phụ nữ.
  • Ở phụ nữ có nồng độ magie, canxi, albumin, Hb, ion sắt và ferritin thấp hơn.
  • Mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt cũng làm cho phụ nữ có hàm lượng sắt thấp hơn.

Tác động của hút thuốc lá

  • Những người hút thuốc lá có nồng độ carboxyhemoglobin, catecholamine, cortisol cao.
  • Những người hút thuốc lá lâu dài làm tăng nồng độ Hb, số lượng hồng cầu RBC, MCV, và số lượng bạch cầu WBC.
  • Nồng độ lactic, insulin, epinephrine, hormone tăng trưởng và 5-HIAA cũng tăng.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đọc toàn bộ bài viết