Ráy tai tích tụ gây tắc nghẽn: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

1 năm trước 20

Ráy tai đóng vai trò như một “vệ sĩ” trong tuyến phòng thủ bảo vệ tai trong. Chúng giúp bôi trơn, làm sạch và bảo vệ ống tai tránh khỏi sự tấn công của bụi bẩn, côn trùng, vi khuẩn và nấm mốc. Tuy nhiên, việc sản xuất quá nhiều ráy tai mà không có biện pháp dọn dẹp kịp thời, ráy tai sẽ tích tụ, gây tắc nghẽn và làm giảm khả năng nghe.

Ráy tai tích tụ gây tắc nghẽnNếu ráy tai tích tụ quá nhiều có thể gây tắc nghẽn và làm giảm thính lực.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

I. Ráy tai tích tụ gây tắc nghẽn là gì?

Ráy tai là chất sệt màu vàng nằm ở ống tai ngoài. Về bản chất cấu tạo, chúng chính là hỗn hợp của cholesterol, alcohols, các acid béo và một vài thành phần khác. Nhiệm vụ chính của ráy tai là bảo vệ tai trong khỏi sự xâm nhập của côn trùng, bụi, vi khẩn, nấm. Ngoài ra, chúng cũng bảo vệ tai khỏi sự kích ứng do nước gây ra.

Thông thường, ráy tai sẽ tự thoát ra khỏi ống tai một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ biện pháp dọn dẹp nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, ráy tai được tạo ra nhiều hơn mức cần thiết, chúng có thể cứng lại, khó rửa trôi. Nếu không biết cách làm sạch, bạn có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong. Lâu dần, chúng khiến đường đi của các sóng âm đến màng nhĩ bị tắc nghẽn, làm giảm thính lực, thậm chí có người mất thính giác tạm thời.

Chính vì vậy, bạn nên hết sức thận trọng khi gặp phải triệu chứng bệnh. Không nên tự lấy ráy tai vì các biện pháp xử lý tại nhà luôn ẩn chứa nhiều hệ lụy. Tốt nhất, các bạn nên đến bệnh viện và khắc phục bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

II. Dấu hiệu nhận biết ráy tai tích tụ gây tắc nghẽn

Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng tắc nghẽn ráy tai qua các biểu hiện sau:

  • Tai có cảm giác đầy, khó chịu
  • Đau tai
  • Ù tai, nghe như có tiếng chuông kêu
  • Mất thính lực đột ngột, triệu chứng này thường là tạm thời

Ráy tai tích tụ quá lâu cũng có thể gây nhiễm trùng tai. Vì vậy, bệnh nhân hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau tai, đau liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Xuất hiện dịch mủ trong tai
  • Có mùi hôi trong tai
  • Sốt
  • Ho
  • Mất thính lực tạm thời
  • Chóng mặt

III. Nguyên nhân gây tích tụ ráy tai dẫn đến tắc nghẽn

Ráy tai là hỗn hợp chất do các tuyến của da trong ống tai ngoài tiết ra. Việc tích tụ quá nhiều ráy tai thường không dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Nhưng trên thực tế, nguyên nhân gây tắc nghẽn có thể là do cách loại bỏ ráy tai của người bệnh không đúng cách.

Lấy ráy tai bằng tăm bông nguy hiểm không?Thay vì sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai người bệnh lại vô tình đẩy chúng tiến sâu vào bên trong, gây tắc nghẽn và viêm nhiễm.

Thường xuyên làm sạch ráy tái bằng tăm bông hoặc các vật dụng khác, thay vì làm sạch chúng sẽ bị đẩy vào sâu vào bên trong dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Chưa kể đến trong quá trình lấy ráy tai, da có thể bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc tấn công gây viêm và nhiễm trùng.

Đặc biệt, những người thường xuyên đeo dụng cụ trợ thính thường có nguy cơ mắc phải triệu chứng tắc nghẽn ráy tai khá cao.

IV. Chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn ráy tai

Để chẩn đoán tình trạng ráy tai gây tắc nghẽn, bác sĩ sẽ sử dụng một vài dụng cụ đặc biệt để chiếu sáng và phóng đại tai trong. Sau khi có kết quả, nếu sự tích tụ ráy tai gây nên vấn đề tắc nghẽn, họ sẽ sẽ giúp loại bỏ ráy tai dư bằng một dụng cụ nhỏ và cong. Hoặc cũng có thể làm sạch ráy tai bằng cách sử dụng ống tiêm cao su chứa nước.

Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc loại bỏ ráy tai, chẳng hạn như carbamide peroxide. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc này đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng quá liều gây viêm, bởi thuốc có thể gây kích ứng vùng da mỏng ở màng nhĩ và ống tai.

V. Biện pháp làm sạch ráy tai ngay tại nhà

Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo các bước sau đây để giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn ống tai do ráy tai gây ra.

+ Bước 1: Làm mềm ráy tai

Để làm mềm ráy tai, người bệnh có thể sử dụng giọt dầu của em bé, glycerin hoặc hydro peroxide thoa đều trong ống tai. Cách làm này sẽ giúp việc rửa trôi và làm sạch ráy tai dễ dàng hơn.

+ Bước 2: Dùng nước ấm

Sau một hoặc hai ngày, khi ráy tai bắt đầu mềm, bạn sử dụng ống tiêm bóng cao su nhẹ nhàng phun nước ấm vào ống tai. Sau đó, nghiêng đầu và kéo vành tai lên cho nước vào sâu bên trong. Tiếp đến, bạn đưa tai về lại vị trí ban đầu và nghiêng đầu sang một bên để nước chảy ra ngoài cùng với ráy tai.

+ Bước 3: Lau khô ống tai 

Thực hiện xong bước 2, bạn dùng khăn bông mềm đã được vệ sinh sạch sẽ để lau khô tai ngoài.

Người bệnh có thể thực hiện lặp lại quy trình làm mềm ráy tai nêu trên một vài lần để loại bỏ phần ráy còn thừa. Tuy nhiên, cách làm này không giúp làm sạch phần ráy tai nằm sâu bên trong ống tai. Do đó, nếu triệu chứng bệnh không được cải thiện sau một vài ngày thực hiện phương pháp trên, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ để lấy ráy tai, tránh làm tổn thương niêm mạc ống tai và màng nhĩ.

Ráy tai hình thành trong ống tai mang lại nhiều lợi ích có lợi cho sức khỏe của tai. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, ráy tai có thể gây mất thính lực tạm thời nếu bạn không dọn dẹp chúng đúng cách. Do đó, khi thấy triệu chứng bất thường xảy ra ở tai, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ tai mũi họng. Họ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Đọc toàn bộ bài viết