Suy giãn tĩnh mạch có đau không?

4 năm trước 23

Ở một số người, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là các mạch máu màu xanh tím, phồng to khó coi. Nhưng với nhiều người, những mạch màu đó lại là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông kém ở chân và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác đáng ngại hơn.

Suy giãn tĩnh mạch là vấn đề xảy ra ở khoảng 20% ​​người trưởng thành. Điều này có nghĩa là cứ 5 người thì có 1 người sẽ bị vấn đề này vào một thời điểm nào đó trong đời. Tác động của chứng giãn tĩnh mạch đến chất lượng cuộc sống của mỗi người là khác nhau.

Ở một số người, suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là các mạch máu màu xanh tím, phồng to khó coi. Nhưng với nhiều người, những mạch màu đó lại là dấu hiệu cho thấy sự lưu thông kém ở chân và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác đáng ngại hơn.

Bài viết này sẽ liệt kê ra một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải khi bị suy giãn tĩnh mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Nếu không bị đau

Một số người bị suy giãn tĩnh mạch nhưng không bị đau đớn mà chỉ cảm thấy khó chịu bởi sự xuất hiện của các mạch máu lớn nổi trên da. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của vấn đề này khi không bị đau:

  • Nổi các mạch máu có màu tím hoặc xanh
  • Các mạch máu phồng lên và có thể bị xoắn

Nếu bị đau

Đôi khi, suy giãn tĩnh mạch không chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn đi kèm với cảm giác đau đớn, khó chịu.

Tìm hiểu cách nhận biết khi các vấn đề về tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng

Sẽ rất khó trả lời cho câu hỏi “Suy giãn tĩnh mạch có đau không?” vì ngưỡng đau ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng đau đớn, khó chịu thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch gồm có:

  • Nóng ấm ở vùng tĩnh mạch có vấn đề
  • Buốt
  • Chuột rút cơ
  • Sưng phù
  • Đau nhức
  • Cảm giác nặng nề
  • Ngứa quanh tĩnh mạch
  • Da chuyển màu xung quanh tĩnh mạch
  • Đau tăng sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Và nếu không được can thiệp, một số triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến các vấn đề về tĩnh mạch sau đây.

Biến chứng

Loét tĩnh mạch

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (National Center for Biotechnology Information), loét tĩnh mạch chân là biến chứng phổ biến nhất của chứng suy giãn tĩnh mạch. Nếu không điều trị thì các vấn đề về tĩnh mạch sẽ phát triển thành vết thương hở. Điều này xảy ra trong khoảng từ 3 đến 6% số trường hợp.

Khi máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch ở cẳng chân thì dịch lỏng và tế bào máu sẽ dần rò rỉ từ mạch máu vào da và vùng mô xung quanh. Điều này dẫn đến tình trạng viêm da ứ đọng với biểu hiện là da trở nên ngứa, mỏng đi và có những thay đổi khác. Viêm da ứ đọng là một trong những dấu hiệu ban đầu của suy tĩnh mạch.

Làm thế nào để biết khi bị loét tĩnh mạch? Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết thường gặp:

  • Vết loét nông có nền đỏ, đôi khi được bao phủ bởi một lớp mô màu vàng
  • Vết loét có hình dạng không đều
  • Vùng da xung quanh căng bóng, nóng và chuyển màu
  • Đau đớn
  • Có mùi hôi và mưng mủ nếu bị nhiễm trùng

Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào trong số này thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Loét tĩnh mạch không thể tự khỏi mà sẽ ngày càng nặng thêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Hiện tượng sưng, đau, nhạy cảm hoặc đổi màu da ở bắp chân hay đùi có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng là huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở sâu bên trong cơ thể. Và mặc dù thuật ngữ này còn khá xa lạ với nhiều người những thực tế, huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra rất phổ biến. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàng năm có từ 60.000 đến 100.000 người Mỹ chết vì huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi - một biến chứng nghiêm trọng của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Biện pháp giảm đau khi bị suy giãn tĩnh mạch

Nâng cao chân

Để giảm đau trong thời gian ngắn do suy giãn tĩnh mạch thì hãy thử nâng cao chân lên cao hơn tim. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn từ phần dưới cơ thể đến tim và giảm áp lực cho tĩnh mạch. Có thể năng cao chân bằng cách gác chân lên bàn, kê gối dưới chân khi nằm hoặc nằm ngửa và ép thẳng chân lên tường.

Ngâm chân trong nước lạnh

Nhiệt độ thấp giúp thu nhỏ các mạch máu bị giãn, giúp giảm cảm giác nặng nề và sưng phù do chứng giãn tĩnh mạch.

Tập thể dục

Đi dạo hoặc bất kỳ hình thức vận động nhẹ nhàng nào cũng đều giúp máu lưu thông trở lại. Điều này đặc biệt cần thiết sau khi ngồi hoặc đứng suốt một thời gian dài trong ngày.

Giãn cơ

Giãn cơ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt là sức khỏe của tĩnh mạch. Chỉ cần một vài phút tập các bài tập kéo giãn đơn giản là đủ để làm giảm các triệu chứng khó chịu của vấn đề về tĩnh mạch.

Mang tất nén

Mang tất (vớ) nén trong ngày sẽ giúp giảm đau nhức do giãn tĩnh mạch. Tất nén giúp đẩy máu trong tĩnh mạch ở chân lên trên và cải thiện sự lưu thông máu từ chân trở về tim.

Đi khám

Cho dù bị đau nặng hay nhẹ thì vẫn nên đi khám bác sĩ. Đây là cách duy nhất để xác định vấn đề thực sự đang xảy ra với tĩnh mạch và có phương án điều trị cần thiết để khắc phục tận gốc vấn đề.

Đọc toàn bộ bài viết