Theo dõi tác dụng phụ và chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư thực quản - Bệnh viện 108

3 năm trước 28

Ung thư thực quản là loại ung thư khá phổ biến, đứng hàng thứ 7 trong 10 loại ung thư phổi biến và đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư đường tiêu hóa sau ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Bệnh có tiên lượng bệnh xấu và tỷ lệ tử vong cao. 

Tác dụng phụ sớm:

  • Thường thấy trên các tế bào có tốc độ tăng trưởng nhanh như tế bào da, niêm mạc, tủy xương.
  • Có thể gặp ngay khi bắt đầu xạ trị như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn. 
  • Viêm da vùng xạ trị thường có ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên: có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 trở đi.
  • Mức độ nặng có thể có viêm da khô, hoại tử ướt, loét.
  • Khi bị hoại tử ướt, bệnh nhân phải dừng xạ, vệ sinh vùng tổn thương hàng ngày, cắt lọc hoại tử, bôi kem sát khuẩn.

Tác dụng phụ muộn:

  • Hẹp thực quản.
  • Thủng, rò thực quản.
  • Xơ phổi.
  • Thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Ung thư thứ phát.

Chăm sóc:

Chuẩn bị bệnh nhân trước điều trị

  • Giải thích, động viên, làm tốt công tác tư tưởng, chuẩn bị về tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi để bệnh nhân tin tưởng và yên tâm điều trị.
  • Đặc biệt cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, tăng cường thể lực, nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng trong quá trình điều trị.
  • Bệnh nhân được đánh giá nguy cơ dinh dưỡng trước điều trị bằng thang điểm SGA hoặc PG-SGA; chỉ định can thiệp dinh dưỡng nếu có suy dinh dưỡng.

Trong quá trình điều trị

  • Chế độ ăn cần đảm bảo mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sinh tố, bơ, sữa, trứng quấy, sữa chua, chuối …
  • Tránh sụt cân, năng lượng hàng ngày cần đảm bảo 25-30Kcal/kg
  • Tăng cường chất đạm; uống nhiều nước; không ăn đồ rắn, cay chua, nóng; không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, hút thuốc, cà phê.
  • Bệnh nhân cần được theo dõi cân nặng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng tuần.
  • Mặc quần áo mềm, rộng, tránh cọ sát làm tổn thương da.
  • Không để da vùng tia tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bằng cách hạn chế ra ngoài, đội mũ có vành rộng.

Sau xạ trị

  • Hướng dẫn tiếp tục chăm sóc da vùng xạ, đảm bảo sạch sẽ, tránh cọ sát dễ gây viêm loét sau xạ.
  • Nên súc miệng trước khi ăn, ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, tăng cường ăn những món khoái khẩu.
  • Nên ăn giàu năng lượng, nhiều đạm, uống nhiều nước, đặc biệt là những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép hoa quả, đa dạng hóa thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.

Nguồn: Bệnh viện 108

Đọc toàn bộ bài viết