Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô là cách điều trị đơn giản, an toàn và đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ bao đời nay. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào cùng nhiều hoạt chất kháng viêm, lá tía tô có thể cải thiện triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy một cách hiệu quả, đồng thời tăng cường dưỡng ẩm, hồi phục vùng da tổn thương và ngăn chặn quá trình lão hóa.
Viêm da cơ địa (eczema, chàm thể tạng) là tình trạng dị ứng ngoài da, có thể gây ra các tổn thương mạn tính dai dẳng như: nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy, phù nề da, đóng vảy tiết… Đây là bệnh lý tự miễn, xuất phát từ sự thiếu hụt filaggrin.
Khi xảy ra hiện tượng này, hoạt động của tuyến dầu dưỡng ẩm tự nhiên bị ức chế đột ngột. Theo thời gian, da sẽ mất dần chức năng tái tạo tế bào và suy giảm khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Vì viêm da cơ địa có tính chất tương đối phức tạp nên y học hiện đại vẫn chưa tìm ra hướng điều trị triệt để. Các biện pháp chữa bệnh hiện tại chỉ đang tập trung cải thiện triệu chứng, hạn chế biến chứng và phòng ngừa tái phát.
Vì sao nên dùng lá tía tô chữa bệnh viêm da cơ địa?
Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá tía tô là phương pháp điều trị được nhiều người tin tưởng áp dụng đối với giai đoạn đầu của bệnh. Thế nhưng, cách làm này có thực sự an toàn và hiệu quả?
Tía tô (xích tô, tử tô, é tía) vốn là loại thảo dược vô cùng quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống thường ngày của người Việt Nam. Bên cạnh công dụng trị bệnh, dược liệu này còn là gia vị đặc trưng của một số món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Trong quan niệm của ngành y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm, giải cảm, trừ ho, an thai, phòng ngừa tê thấp… Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu tía tô chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và góp phần tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc biệt, thành phần linalool periladehid của loài cây này mang đặc tính chống viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi những tế bào bị tổn thương. Vì vậy, dân gian thường tận dụng dược tính của lá tía tô để chữa các bệnh viêm nhiễm trên da.
Bên cạnh đó, tía tô có thể tẩy tế bào chết, xóa thâm, mờ nám và cải thiện sắc tố da nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài công dụng chữa khỏi các bệnh lý da liễu thông thường, thảo dược này còn có tác dụng đẩy lùi cảm cúm, nhức đầu, buồn nôn, viêm loét dạ dày – tá tràng, phong hàn, hen suyễn, ngộ độc hải sản…
Hướng dẫn cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cực đơn giản
Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ. Căn cứ vào mức độ viêm da hiện tại, người bệnh có thể áp dụng bốn mẹo dân gian đơn giản dưới đây:
Tắm bằng nước lá tía tô
Để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay, phù nề, đóng vảy trên da, bệnh nhân có thể nấu nước lá tía tô để vệ sinh thân thể đều đặn mỗi ngày. Với nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, nước tía tô có công dụng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và loại bỏ viêm nhiễm trên da vô cùng hiệu nghiệm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g lá tía tô tươi
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng
- Cho lá tía tô vào nồi, nấu với 2 lít nước khoảng 10 – 15 phút rồi tắt bếp
- Đổ nước ra thau, để nguội hoặc pha thêm nước lạnh
- Dùng nước lá tía tô để tắm rửa hoặc vệ sinh thân thể hàng ngày
- Có thể tận dụng bã lá tía tô bằng cách chà xát nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát và cải thiện
Lưu ý: Trước khi áp dụng mẹo dân gian này, bạn nên tắm rửa sạch sẽ bằng nước mát. Khi làn da đã được loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tinh chất tía tô sẽ dễ dàng thấm sâu vào bên trong và phát huy công dụng tối đa.
Đắp lá tía tô để trị viêm da cơ địa
Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng cách đắp lá tía tô chỉ phù hợp với những người bệnh nhẹ, khi vùng da tổn thương không quá rộng. Phương pháp này có tác dụng giảm nhanh cảm giác khô rát, khó chịu trên da, đồng thời ức chế sự phát triển tức thời của mầm bệnh.
Cách 1: Đắp hỗn hợp muối và lá tía tô
- Chuẩn bị 5 – 10 lá tía tô tươi cùng một ít muối biển
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo
- Giã nát lá tía tô và cho thêm một ít muối
- Vệ sinh vùng da viêm nhiễm sạch sẽ với nước mát, sau đó lau khô bằng khăn bông
- Đắp hỗn hợp muối và tía tô lên vùng da tổn thương
- Có thể dùng băng gác y tế để cố định hỗn hợp
- Giữ nguyên, thư giãn trong vòng 30 phút
- Vệ sinh chỗ đắp bằng nước mát
Lưu ý: Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, người bệnh nên vệ sinh vùng da tổn thương và vùng da xung quanh thật kỹ, đồng thời, bạn tuyệt đối không đắp hỗn hợp ở những vị trí lở loét, chảy mủ hoặc vết thương hở.
Cách 2: Chườm nóng bằng lá tía tô
- Chuẩn bị 15 lá tía tô tươi
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo
- Cắt nhỏ tía tô rồi sao trên chảo
- Khi lá khô lại, chuyển sang màu nâu thì tắt bếp
- Bọc toàn bộ lá tía tô đã sao vàng trong một chiếc khăn sạch và mỏng, sau đó chườm lên chỗ viêm
- Khi lá tía tô đã nguội, bạn sao nóng dược liệu lần nữa và chườm lên vùng da tổn thương
- Thực hiện nhiều lần trong ngày nhằm cải thiện triệu chứng một cách hiệu quả
Uống nước lá tía tô
Bên cạnh việc đắp trực tiếp hoặc vệ sinh thân thể bằng nước lá tía tô, bạn có thể dùng thảo dược này để pha trà hoặc nấu thuốc uống. Cách làm này có tác dụng đào thải độc tố, ức chế quá trình phát triển của viêm da cơ địa cũng như tăng cường sức đề kháng.
Cách 1: Pha trà tía tô
- Chuẩn bị 5 lá tía tô tươi
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng, sau đó để ráo
- Ngâm lá tía tô trong một lượng nước sôi vừa đủ khoảng 5 phút
- Có thể thêm một chút đường để tăng hương vị
- Uống nước tía tô thay các loại trà thông thường
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để tía tô phát huy công dụng
Cách 2: Dùng nước sắc từ lá tía tô
- Chuẩn bị 20 lá tía tô tươi và một ít đường cát
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng, sau đó để ráo
- Cắt tía tô thành sợi nhỏ
- Đem sắc lá tía tô với 200ml nước lọc trong 15 phút rồi tắt bếp
- Lọc lấy nước thuốc thu được, chia thành nhiều phần, uống hết trong ngày
- Có thể thêm một chút đường cho dễ uống hơn
- Tận dụng bã lá tía tô chà xát nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị
Bổ sung lá tía tô vào món ăn
Không chỉ là vị thuốc có khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lá tía tô còn là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng mà người bị viêm da cơ địa cần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Bệnh nhân nên ăn sống lá tía tô để hấp thụ tối đa dưỡng chất của loại thảo dược này. Thêm vào đó, bạn cũng có thể biến tấu vị thuốc này thành hai món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dưới đây.
Trứng chiên với lá tía tô
- Chuẩn bị 2 quả trứng gà, 1 nắm lá tía tô tươi, 1 củ hành tím và gia vị vừa đủ
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng, để ráo rồi xắt nhuyễn
- Đập 2 quả trứng vào chén, khuấy đều với lá tía tô và gia vị
- Lột vỏ, băm nhuyễn hành tím rồi phi thơm trên chảo nóng
- Khi hành tím đã tỏa mùi thơm, cho nhanh hỗn hợp trứng vừa làm vào chảo, đảo đều
- Chiên trứng cho đến khi trứng vàng đều hai mặt
- Ăn món này cùng cơm nóng
Cháo tía tô
- Chuẩn bị 1 bó tía tô, 100g gạo tẻ và gia vị
- Vo sạch gạo rồi bỏ vào nồi với một lượng nước vừa đủ
- Nấu cháo cho đến khi hạt gạo nở đều, nhuyễn mịn
- Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng, để ráo rồi xắt sợi
- Cho lá tía tô đã rửa vào nấu chung với cháo trắng trong vòng 5 phút rồi nêm nếm gia vị vừa ăn
- Múc cháo ra chén và ăn khi còn ấm
Không chỉ có công dụng chữa bệnh viêm da cơ địa, món cháo này còn giúp giải cảm vô cùng hiệu quả. Việc dung nạp nhiều lá tía tô có thể cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, món thịt cuộn với loại rau này cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không ăn tía tô với hải sản, tôm, gà vì sự kết hợp này có thể dẫn đến hiện tượng dị ứng trên da.
Một số lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô
Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô tại nhà là phương pháp điều trị an toàn và đơn giản. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro về mặt sức khỏe, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Các mẹo dân gian trên chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả mỗi các bài thuốc phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa và mức độ bệnh lý của bạn.
- Người bị mẫn cảm, dị ứng với thành phần hoạt chất của tía tô không nên áp dụng phương pháp này.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng lá tía tô bởi thảo dược này có thể dẫn đến sảy thai.
- Trước khi thực hiện các mẹo dân gian trên, bệnh nhân cần rửa sạch lá tía tô với nước muối pha loãng, đồng thời vệ sinh vùng da chịu tổn thương thật cẩn thận để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
- Nếu dùng nước tía tô, người bệnh không nên nấu quá lâu vì điều này sẽ triệt tiêu dược tính của vị thuốc.
- Tuy đây là phương pháp điều trị an toàn, lành tính nhưng bạn chỉ nên sử dụng lá tía tô với một lượng vừa đủ. Việc lạm dụng loại thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Trước khi áp dụng cách làm này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách dùng.
- Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần ngưng dùng lá tía tô ngay và nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.
- Đảm bảo dưỡng ẩm da đầy đủ, không vệ sinh da bằng nước quá nóng, tránh xa hóa chất độc hại.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: ngũ cốc, trái cây, rau củ…
- Uống nhiều nước để giữ ẩm làn da và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
- Không dung nạp các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, mẫn cảm (tôm, gà, hải sản…), hạn chế thức ăn cay nóng, giàu dầu mỡ và rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn.
Bên cạnh việc tích cực chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô tại nhà, người bệnh nên duy trì lối sống khoa học, cân bằng, duy trì nhịp độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, suy nghĩ tích cực, lạc quan, tránh áp lực, căng thẳng. Ngoài ra, hãy thường xuyên đi khám bệnh và trao đổi kỹ với bác sĩ da liễu trước khi áp dụng các mẹo dân gian trên.