Hiện nay, có những loại thuốc điều trị viêm họng hạt nào? Trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc Tây y, bệnh nhân cần lưu ý điều gì? Mời bạn tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Các loại thuốc điều trị viêm họng hạt theo triệu chứng
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp, thường kéo dài trên 3 tháng. Bệnh lý này được đặc trưng bởi triệu chứng ho khan, nuốt vướng, ngứa rát cổ họng do sự xuất hiện của các hạt li ti với kích thước đa dạng tại niêm mạc họng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh viêm họng hạt khó được điều trị dứt điểm, tận gốc.
Phác đồ chữa bệnh theo phương pháp Tây y căn cứ vào cơ địa, thể trạng, biểu hiện và nguyên nhân hình thành bệnh lý. Cụ thể, các loại thuốc điều trị viêm họng hạt bao gồm:
Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm giúp giảm nhanh triệu chứng sưng đau, ngứa rát, phù nề ở niêm mạc cổ họng. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Alphachymotrypsin
Alphachymotrypsin thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Loại thuốc này được bào chế thành nhiều dạng khác nhau: viên nhai, viên nén, kem bôi ngoài, thuốc dạng hít hoặc dung dịch tiêm.
Alphachymotrypsin chứa hoạt chất chymotrypsin. Với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, đây là loại enzym có thể phân giải protein, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào viêm nhiễm, hạn chế sưng đau và loại bỏ tác nhân gây viêm họng hạt.
Vì loại thuốc này tồn tại dưới nhiều thể dạng khác nhau nên thời gian và liều lượng sử dụng cũng khác nhau hoàn toàn. Đối với dạng viên nén, người bệnh cần uống 2 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày. Trong khi đó, bạn nên dùng dạng viên ngậm theo khuyến cáo 4 – 6 viên/ngày và chia thành nhiều lần. Lưu ý, để đảm bảo an toàn tối đa, độc giả cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản – sử dụng được in rõ trên bao bì thuốc.
Diclofenac
Thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, diclofenac có khả năng giảm đau, chống viêm và hạ nhiệt. Mỗi viên diclofenac chứa 50mg hoạt chất diclofenac natri cùng nhiều thành phần tá dược khác như: povldon, lactose, triethyl citrat, era-pac, eudragit L100, magnesi stearat, titan dioxyd, talc, PEG 6000, vàng sunset…
Người bệnh nên uống diclofenac kèm một ly nước đầy, nuốt thuốc trực tiếp, không hòa tan hay nhai nghiền. Sau khi dùng thuốc, bạn hãy nằm nghỉ trong vòng 10 phút để thuốc ngấm dần vào cơ thể, sau đó quay trở lại với công việc thường nhật. Lưu ý, loại thuốc này chống chỉ định với những người bị viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu và có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được chỉ định trong các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C kèm triệu chứng rát họng. Với khả năng kháng viêm hiệu quả, nhóm thuốc này có công dụng giảm đau và hạ thân nhiệt.
Aspirin
Aspirin là thuốc điều trị viêm họng hạt thuộc nhóm thuốc kháng viêm. Aspirin còn có tên gọi khác là axit acetylsalicylic. Loại thuốc này có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm và triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh viêm họng lưỡi nổi hạt.
Thành phần của thuốc aspirin gồm có: aspirin, opeasprin, aspirin pH8, aspirin MKP 81, aspilets EC, aspegic, ascard-75. Loại thuốc này có thể được chỉ định cho nhiều trường hợp. Bệnh nhân cần thăm khám trực tiếp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liều lượng – cách dùng của loại thuốc này như sau:
- Trẻ em 2 – 11 tuổi dùng aspirin dạng uống với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng, tối đa 4g/ngày và các cữ thuốc cách nhau tối thiểu 4 tiếng
- Trẻ em từ 12 tuổi trở và người lớn dùng theo đường uống hoặc đặt tại trực tràng với liều lượng 325 – 650mg, tối đa 4g/ngày và các cữ thuốc cách nhau tối thiểu 4 tiếng
Lưu ý, aspirin chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và những người mắc các vấn đề về máu. Thêm vào đó, loại thuốc này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và khiến các cơn hen trở nên trầm trọng.
Paracetamol
Với thành phần chính là acetaminophen, paracetamol được chỉ định giảm đau, hạ sốt với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng. Với nhiều dạng bào chế khác nhau, loại thuốc này phù hợp với nhiều đối tượng. Paracetamol thường phát huy tác dụng sau khi người bệnh dùng thuốc khoảng 30 – 60 phút. Hiệu quả có thể kéo dài 3 – 4 tiếng đồng hồ.
Cách sử dụng loại thuốc này rất đa dạng:
- Dạng thuốc lỏng: thuốc sẽ được đong đo liều lượng cụ thể bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Dạng viên uống: tối đa 2000mg/ngày đối với trẻ em và 4000mg/ngày đối với người lớn
- Dạng viên nhai: bệnh nhân cần nhai thật kỹ trước khi nuốt
- Dạng viên sủi: mọi hoạt chất của thuốc sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước để được cơ thể hấp thụ trực tiếp ngay sau khi uống
- Dạng viên đặt: thuốc paracetamol dạng này được chỉ định cho các trường hợp không thể uống thuốc (chủ yếu là trẻ nhỏ) và cần được bảo quản tốt ở nhiệt độ lạnh.
- Dạng thuốc tiêm: bệnh nhân sẽ được tiêm dạng paracetamol này ở cơ sở y tế, dưới sự giám sát của bác sĩ (trong các ca bệnh đặc biệt).
Lưu ý, thuốc paracetamol có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, sưng lưỡi và môi, mẩn ngứa… Không chỉ dừng lại ở đó, loại thuốc này còn gây ảnh hưởng đến chức năng của gan và dạ dày với biểu hiện vàng da, nước tiểu đổi màu.
Thuốc long đờm, giảm ho
Một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng hạt là ho khan hoặc ho có đờm. Đây vốn là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi cần tống xuất dịch tiết và chất gây dị ứng ra môi trường bên ngoài. Nhóm thuốc long đờm, giảm ho có tác dụng đẩy lùi tình trạng ho nhiều gây kiệt sức.
N-acetylcystein
N-acetylcystein giúp tiêu đờm và giảm thiểu độ đặc quánh của dịch nhầy. Nhờ đó, chúng sẽ được cơ thể tống thải ra ngoài dễ dàng hơn. Loại thuốc này không chỉ giúp giảm ho, long đờm mà còn góp phần giải độc khi bạn sử dụng paracetamol quá liều, đồng thời hạn chế độc tính của thuốc cản quang đối ở thận. Thuốc điều trị viêm họng hạt N-acetylcystein là thuốc N-acetyl (dẫn chất) của L-cytein với tá dược vừa đủ.
Liều lượng dùng thuốc như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sử dụng thuốc 50mg/lần, 3 lần/ngày
- Trẻ em từ 2 – 7 tuổi dùng 200mg/lần, 2 lần/ngày
- Trẻ em trên 7 tuổi và người lớn sử dụng 3 lần/ngày, tối đa 600mg/ngày
Lưu ý, phụ huynh cần hết sức cẩn trọng khi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dùng loại thuốc này. Nhà sản xuất khuyến cáo không nên cho bé dưới 2 tuổi điều trị bằng thuốc N-acetylcystein.
Dexamethasone
Là một loại thuốc kháng viêm corticoid, thuốc điều trị viêm họng hạt dexamethasone có công dụng giảm ho và đẩy lùi triệu chứng viêm họng theo cơ chế chữa lành ổ viêm. Dexamethasone chứa nhiều thành phần như: dexpension, dexone-S, dexone, dexapos, dexa-NIC, dexalife, dexacare, dexa, dehatacil, dectancyl, dexamethasone inj, daewon, cor-F, codudexon 0,5, dexamethasone…
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình chữa viêm họng hạt bằng dexamethasone, bệnh nhân cần chủ động thăm khám trực tiếp và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý, loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: phù mặt – môi, mẩn ngứa, nổi mề đay, tăng huyết áp, rối loạn thị lực, thậm chí co giật.
Các loại thuốc điều trị viêm họng hạt theo nguyên nhân
Nguyên nhân hình thành bệnh viêm họng hạt là virus, vi khuẩn, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các tác nhân gây dị ứng. Thông thường, bệnh nhân cần dùng thuốc liên tục 7 – 10 ngày để ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng sinh
Nhiều người quan niệm, thuốc kháng sinh phù hợp với tất cả người bệnh viêm họng hạt. Thế nhưng, trên thực tế, không phải mọi trường hợp mắc bệnh này đều có thể dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân viêm họng hạt có nhiễm trùng do vi khuẩn. Căn cứ vào chủng vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ hướng dẫn độc giả sử dụng một trong hai loại thuốc kháng sinh sau:
Ceftriaxone
Thuốc điều trị viêm họng hạt ceftriaxone thuộc nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin. Thông thường, người bệnh sẽ được truyền thuốc bằng cách tiêm vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe và hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn, bạn nên lựa chọn trung tâm y tế uy tín để tiến hành, tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà.
Thành phần của thuốc ceftriaxone bao gồm: ceflarial, cefitop-1000, cefin for I.V injection “panbiotic”, cefcin, cabemus, bromfex, biosdomin inj, binexcefxone, beeCetrax, beecerazon, beecef inj, axobat, aximaron, aumtax… Liều lượng dùng thuốc cụ thể là:
- Trẻ em dưới 12 tuổi: 20 – 80mg/lần/ngày
- Người lớn: 1 – 2g/lần và tối đa 4g/lần/ngày
Lưu ý, đây chỉ là liều lượng sử dụng tham khảo. Bệnh nhân tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình chữa bệnh bằng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Buồn nôn, nôn ói
- Chảy máu, rối loạn đông máu
- Dị ứng ngoài da, nổi mẩn ngứa
- Sưng viêm, kích ứng tại vị trí được tiêm
- Đau bụng, tiêu chảy vì rối loạn tiêu hóa
Penicillin
Thuốc điều trị viêm họng hạt penicillin bao gồm penicillin G đường tiêm và penicillin V đường uống. Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế tác động trực tiếp vào quá trình tổng hợp lớp vỏ tế bào của vi khuẩn. Vì vậy, penicillin có thể cản trở sự phát triển của các tác nhân gây hại, đồng thời cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở cổ họng.
Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc dạng tiêm hoặc dạng uống. Nếu được chỉ định uống viên nang, người bệnh cần dùng thuốc cùng nhiều nước trước hoặc sau bữa ăn. Nếu cần dùng thuốc dưới dạng tiêm, nhân viên y tế sẽ tiến hành tiêm thuốc vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch của bệnh nhân (dưới sự giám sát của bác sĩ trong trường hợp cần thiết).
Lưu ý, đây là một trong những loại thuốc kháng sinh dễ gây dị ứng nhất. Các tác dụng không mong muốn của thuốc penicillin bao gồm:
- Phù nề lưỡi – môi, ngứa da
- Đau đầu
- Buồn nôn, ói mửa
- Khó thở, sốc phản vệ, mất sức lực, mất ý thức, hôn mê
- Đau bụng, tiêu chảy vì rối loạn tiêu hóa
Thuốc chống dị ứng
Các thuốc kháng sinh histamin H1 có khả năng hạn chế giải phóng chất hóa học trung gian gây ra tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn giúp an thần và làm dịu cơn ho. Thế nhưng, nhược điểm của thuốc chống dị ứng là gây buồn ngủ và giảm hiện tượng tiết dịch, từ đó khiến cơ thể khó tống đẩy đờm đặc ra ngoài.
Alimemazin
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như: bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ, hóa chất, lông thú, cơ thể sẽ sản xuất nhiều histamin. Thuốc điều trị viêm họng hạt alimemazin có thể chống dị ứng và kháng histamin vô cùng hiệu quả.
Thành phần của thuốc alimemazin bao gồm: alimamezin, tuxsinal, tusalene, theratussine, thenadin, themogene, thémaxtene, thelizin, thelergil, thelargen, thegalin, teremazin, tanasolene, tamerlane, spidextan, pemazin, meyeralene, euvilen, atheren, aligic, aginmezin, acezin DHG, theralene…
Liều lượng sử dụng khuyến cáo của thuốc alimemazin là:
- Trẻ em dưới 2 tuổi dùng 0.5 – 1mg/kg/ngày với tần suất 3 – 4 lần/ngày
- Người lớn sử dụng 10mg/lần, tối đa 100mg/ngày
- Người cao tuổi dùng 10mg/lần với tần suất 1 – 2 lần/ngày
Lưu ý, thuốc alimemazin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng, táo bón, hạ huyết áp, tăng nhịp tiêm, rối loạn điều tiết mắt…
Diphenhydramine
Thuốc điều trị viêm họng hạt diphenhydramine có tác dụng làm giảm nồng độ histamin, từ đó cải thiện triệu chứng ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mũi và chảy nước mắt.
Mỗi ml thuốc này chứa 10mg diphenhydramin hydroclorid. Thuốc diphenhydramine được sử dụng qua đường uống hoặc đường tiêm. Để giảm thiểu rủi ro kích thích dạ dày, dạng thuốc uống nên được dung nạp cùng nước, sữa hoặc thức ăn. Trong khi đó, dạng thuốc tiêm cần được tiêm sâu và tiêm chậm.
Lưu ý, trong quá trình chữa bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn như: buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt, khô mắt, khô mũi – miệng – họng… Một số ít người bệnh cũng bị tiểu ít, tiêu khó, đau thắt vùng cổ và tim đập nhanh.
Thuốc điều trị dạ dày
Nhóm thuốc điều trị dạ dày thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để kiểm soát triệt để bệnh viêm họng hạt do chứng trào ngược dạ dày – thực quản gây ra. Bệnh nhân có thể dùng những loại thuốc bao niêm mạc dạ dày hoặc trung hòa axit dạ dày để chủ động đẩy lùi triệu chứng.
Cimetidin
Đây là một loại thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin và có tác dụng làm giảm hàm lượng axit bên trong dạ dày. Loại thuốc này hoạt động bằng cách tranh chấp với histamin ở thành dạ dày, từ đó hạn chế quá trình sản xuất dịch vị. Ngoài ra, thuốc cimetidin còn có thể làm nồng độ HCl trong dịch vị giảm đi đáng kể.
Thành phần của thuốc điều trị viêm họng hạt cimetidin là các hoạt chất: cimetidin, timetac 400, tagimex, suwellin, nurodif, nescine-400, meyertidin, kukje-cimetidine, gastroprotect, folsadron tab, famoflam, cemate, brumetidina, axocidine, agintidin, acitidine…
Thuốc cimetidin dạng viên nén nên được dùng trực tiếp cùng 1 ly nước lọc, uống cả viên, không bẻ vỡ hay nghiền nát nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Trong khi đó, thuốc cimetidin dạng tiêm sẽ được bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế tiêm trực tiếp vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
Lưu ý, liều lượng sử dụng loại thuốc này phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, triệu chứng và mức độ hấp thụ của cơ thể bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Pantoprazole
Thuốc điều trị viêm họng hạt pantoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton trên bề mặt của tế bào ở thành dạ dày. Loại thuốc này có khả năng ngăn cản quá trình bài tiết axit trong lòng dạ dày cũng như ức chế dạ dày tiết nhiều axit. Vì vậy, pantoprazole thường được chỉ định cho các trường hợp viêm họng hạt do trào ngược dạ dày – thực quản.
Thành phần chính của pantoprazole là: meyerpanzol, protopan-40, pantotap, clapra, popranazol… Loại thuốc này được khuyến khích uống cả viên, không nhai, không bẻ hay làm vỡ viên thuốc. Bạn nên dùng thuốc 30 – 60 phút trước khi dùng bữa.
Thuốc pantoprazole có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn như: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, đầy hơi, đau khớp, đau cơ, tiêu chảy, khô miệng, nổi mề đay. Một số ít bệnh nhân còn bị mất ngủ, choáng váng, suy nhược cơ thể và tăng men gan.
Lưu ý khi chữa viêm họng hạt bằng thuốc Tây
Trong giai đoạn điều trị bệnh viêm họng hạt bằng thuốc Tây, bệnh nhân hãy ghi nhớ những vấn đề sau:
- Tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng dùng thuốc
- Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, bia rượu, trà đặc, cà phê, nước ngọt cùng các chất kích thích
- Hạn chế dung nạp đồ ngọt, thức ăn nhanh, món ăn cay nóng, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ
- Không lạm dụng thuốc Tây, nhất là thuốc corticoid và thuốc kháng sinh
- Không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc
- Tránh sử dụng đơn thuốc cũ cho những lần điều trị đợt cấp viêm họng hạt tiếp theo
Ưu điểm nổi bật nhất của thuốc Tây y là có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng phiền toái của bệnh lý. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này luôn tiềm ẩn rủi ro khó lường và thường đi kèm một số tác dụng không mong muốn.
Đặc biệt, việc sử dụng các loại thuốc đặc trị (ví dụ thuốc kháng sinh) trong một khoảng thời gian lâu dài có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Hơn nữa, theo thời gian, chức năng gan thận, dạ dày và hệ thống miễn dịch cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Trên thực tế, đa số bệnh nhân mắc viêm họng hạt vì bị nhiễm virus. Tỷ lệ ca bệnh do vi khuẩn gây ra chỉ chiếm 10 – 15%. Trong hầu hết trường hợp, phác đồ điều trị bệnh lý bằng thuốc Tây y thường mang lại hiệu quả không cao. Do đó, để chữa bệnh tận gốc và dứt điểm, độc giả cần chủ động thăm khám trực tiếp và trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp đẩy lùi bệnh viêm họng hạt bền vững, ưu việt.