Một cuộc khảo sát đầu tiên về kết hợp ảnh hưởng của hai yếu tố huyết áp và cân nặng cơ thể đối với nguy cơ mắc bệnh thận cho thấy: Những bệnh nhân bị tiền tăng huyết áp không có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn 30kg/m2.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu y khoa Thuộc Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Norwegian. Tiền tăng huyết áp là giai đoạn tăng huyết áp mới được phân loại thêm vào năm 2003 trong xuất bản lần thứ 7 của Ủy Ban Các Quốc Gia Về Tăng Huyết Áp (JNC – 7).
Tiền tăng huyết áp là gì?
Tiền tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu từ trên 120 tới 139 mmHg hoặc là huyết áp tâm trương từ trên 80 tới 89 mmHg.
Một nghiên cứu của Mỹ và Châu Á đã cho thấy rằng tiền tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận nặng. Hiện nay có tới hơn 30% người Mỹ và người châu Âu được xếp vào nhóm bệnh nhân bị tiền tăng huyết áp.
Đồng thời, tăng huyết áp cũng là một yếu tố đưa tới bệnh thận giai đoạn cuối và tử vong vì suy thận mạn tính do hậu quả của tăng huyết áp và đái tháo đường.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đang xem xét có nên điều trị nếu những người bệnh có kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, như là béo phì. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ kiện nghiên cứu từ gần 75.000 người tham gia trong nghiên cứu HUNT- đã nghiên cứu kéo dài trong khoảng thời gian 20 năm.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Chúng tôi tìm thấy mối liên kết rất rõ ràng và độc lập giữa huyết áp và cân nặng của cơ thể trên nguy cơ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối và suy thận mạn liên quan đến tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên chỉ nếu BMI>30 kg/m2 thì mới có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị và suy thận mạn tính có liên quan đến tỉ lệ tử vong”.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn