Dưới đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Hen
- Ran rít hai phế trường khi nghe phổi, quan sát thấy lồng ngực nở nhiều khi hít vào. Vai so, co kéo cơ vùng cổ là những dấu hiệu khác của hẹp đường dẫn không khí vào hai phổi.
- Polyps mũi và tăng tiết dịch mũi thường gặp ở bệnh nhân hen.
- Các bệnh lý ở da, như viêm da dị ứng (atopic dermatitis) hoặc chàm (eczema) là những chỉ điểm cho thấy bệnh nhân có những vấn đề về dị ứng.
- Điều tra về tiền sử hen và dị ứng trong gia đình là một chỉ điểm quý giá để chẩn đoán bệnh hen.
- Chẩn đoán khá dễ dàng khi có các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng điển hình như khó thở, co kéo cơ cổ, ran rít, ho.
- Dùng xét nghiệm đo chức năng hô hấp (phế dung ký=hô hấp ký=spirometry) để đo vận tốc không khí ở thì thở ra và lượng không khí tồn động trong hai phổi.
- Thường thì khó xác định được nguyên nhân nào gây khởi phát cơn hen. Có thể dùng các xét nghiệm dị ứng da, tuy rằng kháng nguyên gây đáp ứng dị ứng trên da không nhất thiết cũng là nguyên nhân gây hen.
- Ngoài ra, có thể đo lượng kháng thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra để chống lại kháng nguyên bằng các xét nghiệm máu. Điều này cho thấy rõ bệnh nhân nhạy cảm ra sao đối với một kháng nguyên đặc biệt nào đó.
- Nếu vẫn còn hoài nghi chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được cho hít một kháng nguyên đặc thù đang bị nghi ngờ gây hen và dùng phế dung kế (spirometer) để phát hiện co thắt đường dẫn không khí.
- Có thể làm lại phế dung ký (hô hấp ký=spirometry) sau khi tập thể lực nếu nghi ngờ khả năng hen do gắng sức.
- Chụp X-quang hoặc CT scan phổi giúp chẩn đoán phân biệt hen với các bệnh lý khác ở hệ hô hấp.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn