Tìm hiểu về bệnh lý Cường giáp và cường giáp trong thai kỳ- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 23

Bệnh cường giáp là gì?

  • Cường giáp là tình trạng  hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả là sản xuất hormon giáp T4 và hoặc T3 nhiều hơn bình thường, dẫn tới gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu. Từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. 
  • Cường giáp thường gặp ở nữ giới (tỉ lệ 8 nữ :1 nam)trong độ tuổi 20-50 tuổi

Các thể cường giáp

  • Theo triệu chứng lâm sàng: Thể tim; thể tăng thể trọng nghịch thường; Thể suy mòn; -Thể tiêu hoá; Thể thần kinh; Rối loạn tâm thần
  • Theo triệu chứng sinh hoá đặc biệt: Do tăng T3; Do tăng T4, t3 bình thường
  • Thể theo cơ địa: Chu sinh - Trẻ em; Phụ nữ có thai; - Người lớn tuổi

Triệu chứng nào nghi ngờ bị cường giáp

Các triệu chứng thường liên quan đến tăng chuyển hoá cơ thể. Các triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:

  • Dễ xúc động, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. Hiếm gặp hơn là  rối loạn tâm thần
  • Ra nhiều mồ hôi,
  • Hay than đánh trống ngực, khó thở lúc gắng sức.
  • Cảm giác sợ nóng, da nóng, sốt nhẹ 37,5 – 38
  • Uống nhiều, tiểu nhiều
  • Nhịp tim > 100 lần/ phút, có thể thay đổi trong ngày,
  • Gầy sút nhanh mặc dù ăn uống bình thường.
  • Tiêu chảy không kèm đau bụng.
  • Run tay, có thể teo cơ, yếu cơ
  • Đỏ mặt từng lúc

Bác sĩ chẩn đoán cường giáp như thế nào?

  • Với các triệu chứng làm bạn phải đi thăm khám như trên, BS sẽ thăm khám lâm sàng để xác định các dấu hiệu ở tuyến giáp như khám thấy u tuyến giáp.
  • Một số xét nghiệm cần phải được tiến hành định lượng các hormon tuyến giáp nhất là các chỉ số T3 & T4, đo độ tập trung I-ốt phóng xạ tại tuyến giáp, đo nồng độ chất TSH (Thyroid Stimulating Hormon) là chất gây ra gia tăng hoạt động sản xuất hormon tuyến giáp;
  • Siêu âm tuyến giáp;
  • Xạ hình tuyến giáp… Xét nghiệm cần làm khác : công thức máu, chức năng gan, iondo, ECG , siêu âm tim

Các biến chứng có thể xảy ra

 Gồm 3 triệu chứng chủ yếu:

  • Triệu chứng tăng chuyển hoá
  • Triệu chứng tim mạch
  • Triệu chứng cơ thần kinh
  • Biến chứng hay gặp :rối loạn về nuốt, suy tuần hoàn cấp.

Cường giáp và thai kỳ

  • Cường giáp thai kỳ nhẹ có thể xảy ra trong suốt 4 tháng đầu thai kỳ,  tỉ lệ 2,4/1900
  • Tần suất cường giáp ở thai kỳ hầu hết do bởi bệnh Grave là khoảng 0,2%.
  • Nếu basedow điều trị chưa ổn sản phụ dễ bị tiền sản giật, bão giáp, suy tim, sinh non, thai nhi chậm tăng trưởng, hoặc thậm chí thai chết lưu .
  • Cường giáp bẩm sinh xảy ra 1% trường hợp nữ có thai bị basedow hay viêm giáp hashimoto. Nếu không điều trị, tỉ lệ tử vong là 10%.
  • Thai kỳ không làm tăng khả năng có bướu tuyến giáp nhân.
  • Không có bằng chứng chắn chắn là mẹ dùng thuốc KGTH trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của trẻ sau này
  • Tác dụng phụ của KGTH : tuyệt lập bạch cầu xảy ra khoảng 0,1% trường hợp.
  • Mẹ mang thai uống thuốc KGTH khoảng 1% con sinh ra có thể bị suy giáp bẩm sinh hoặc có một bướu giáp nhỏ.
  • Suy giáp bào thai hiếm xảy ra nếu mẹ dùng liều 50-150mg/ngày.
  • Siêu âm thai ở tuần thứ  32 có thể thấy bướu giáp thai nếu có
  • Trong suốt quá trình cho con bú, PTU không ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp em bé. Không có tác dụng phụ như ngứa, giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan xảy ra cho em bé bú mẹ. Liều khuyến cáo mỗi ngày < = 20mg/ngày đối với methimazole, < =450mg/ngày đối với PTU, uống ngay sau cho bú.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết