Tìm Hiểu Về Viêm Phổi - Căn Bệnh Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 96

Dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ em

  • Đa số viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp).
  • Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng. 

Các biểu hiện nặng của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trẻ khó thở có nhịp thở nhanh theo lứa tuổi:

  • Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
  • Từ 2 đến 12 tháng: ≥50 lần/phút
  • Từ 1 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
  • Trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút.

Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi

  • Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám đồng thời cần chụp X-Quang phổi để chẩn đoán xác định và đánh giá chính xác mức độ tổn thương phổi.
  • Ngoài ra các xét nghiệm máu, cấy dịch tiết đường hô hấp cũng được tiến hành tùy thuộc vào mức độ của bệnh và để tìm căn nguyên gây bệnh.
  • Tùy thuộc vào lứa tuổi, nguyên nhân và mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ cho trẻ uống hoặc tiêm kháng sinh và các thuốc điều trị hỗ trợ khác.

Cần nhập viện ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau

  • Trẻ có sốt, ho, khò khè, thở nhanh co lõm ngực, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ không thể uống đủ thuốc.
  • Nôn nhiều, ăn uống kém.
  • Điều trị ngoại trú thất bại khi trẻ có dấu hiệu không thuyên giảm hoặc nặng lên sau 48-72 giờ điều trị 
  • Gia đình xa trung tâm y tế hoặc nhập viện theo yêu cầu.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em

  • Cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
  • Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: không khói thuốc lá và các ô nhiễm khác.
  • Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…, chủ động phòng ngừa: đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên. 
  • Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo qui định. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhằm tạo cho trẻ có miễn dịch chủ động chống lại bệnh tật khi bị lây nhiễm, góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh tật khác.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết