Tìm hiểu một số thuốc điều trị viêm gan  - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 25

1- Interferon (interferon alpha-2b hoặc interferon pegylat hoá)

Ưu điểm:

  • Thường là chọn lựa tốt cho bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh lý nặng về gan (bệnh lý xơ gan còn bù tốt).
  • Chọn lựa tốt cho nhiễm virus viêm gan B genotype A.
  • Thời gian điều trị tương đối ngắn (24 đến 48 tuần) so với các thuốc điều trị viêm gan B khác.

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra những tác dụng phụ rất nặng ở một số người.
  • Không sử dụng cho các bệnh nhân xơ gan mất bù.
  • Chi phí điều trị cao nhất (interferon thường hoặc pegylat hoá) so với các thuốc khác.
  • Interferon pegylat hoá chưa được chấp thuận dùng cho trẻ em.

Liều lượng:

Tiêm dưới da 180 mcg (lọ 1 mL hoặc ống tiêm chứa sẵn thuốc 0.5 mL) mỗi tuần một lần trong 48 tuần

2- Lamivudine

Ưu điểm:

  • Ít tốn kém nhất so với các thuốc điều trị viêm gan B khác.
  • Thuốc đã được sử dụng từ lâu nên tính an toàn đã được kiểm chứng.
  • Có thể hữu ích khi phối hợp với tenofovir để điều trị bệnh nhân viêm gan B đồng nhiễm HIV.
  • Có thể sử dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Nhược điểm:

  • Thường mất hiệu quả điều trị đối với virus viêm gan B do kháng thuốc.
  • Do kháng thuốc nên ít hiệu quả hơn so với các thuốc mới dùng điều trị viêm gan B.
  • Cần điều trị trong thời gian dài.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em từ 2 đến 17 tuổi
  • Uống 3 mg/kg/ngày (tối đa, 100 mg/ngày). Tính an toàn và hiệu quả khi điều trị trên 1 năm chưa được biết rõ.

3- Adefovir dipivoxil

Ưu điểm:

Có thể sử dụng cho những bệnh nhân viêm gan B kháng  lamivudine.

Nhược điểm:

  • Liều cao có thể gây độc cho thận.
  • Cần điều trị trong thời gian lâu dài.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
  • Uống 10 mg/ ngày.

4- Entecavir

Ưu điểm:

  • Tỉ lệ kháng thuốc rất thấp.
  • Có thể hữu ích cho những bệnh nhân suy giảm chức năng gan (xơ gan mất bù).

Nhược điểm:

  • Là một thuốc mới, do đó tính an toàn chưa được hiểu biết tường tận, đặc biệt trong một số trường hợp nhất định.
  • Được biết là gây ung thư khi dùng liều cao ở loài gậm nhấm, nhưng chưa đủ dữ liệu để kết luận đối với người.
  • Đòi hỏi điều trị trong thời gian lâu dài.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết