Traforan – Thuốc kháng sinh

3 năm trước 38

Thành phnCefotaxime Na

Ch đnh:

  • Hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng phổi, viêm màng phổi mủ, viêm phế quản, giãn phế quản, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính.
  • Tiết niệu: viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
  • Tiêu hóa: viêm đường mật, viêm phúc mạc, viêm túi mật.
  • Sinh dục: viêm tuyến tiền liệt, lậu, viêm nội mạc tử cung, viêm mô cận tử cung, nhiễm trùng vùng chậu.
  • Nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng, viêm mô tế bào, viêm amidan, nhiễm trùng sau chấn thương, bỏng, vết thương, hậu phẫu, viêm phần phụ

Liu dùng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
    • Nhiễm trùng không biến chứng: 2 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 12 giờ
    • Nhiễm trùng trung bình đến nặng: 3 – 6 lọ/ngày chia đều từng liều tiêm cách nhau 8 giờ.
    • Nhiễm trùng cần kháng sinh liều cao (nhiễm trùng máu): 6 – 8 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 6 – 8 giờ
    • Nhiễm trùng đe dọa tính mạng: 12 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 4 giờ.
    • Điều trị lậu: liều đơn 1g Cefotaxim tiêm bắp
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi:
    • Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, dùng liều 50 – 100 mg/kg/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 6 – 12 giờ. Nhiễm trùng đe dọa tử vong, liều có thể tăng đến 150 – 200 mg/kg/ngày
    • Trẻ đẻ non: Liều không nên vượt quá 50 mg/kg/ngày

Cách dùng:

Tiêm bắp sâu, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm

Chng ch đnh:

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc/cephalosporin

Thn trng:

  • Dị ứng β lactam
  • Suy thận
  • Có thai, cho con bú

Phng ph:

Tiêu chảy, nổi mẩn, tăng men gan, viêm tĩnh mạch

Tương tác thuc:

(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)

polymyxin, cyclosporin, azlocillin, mezlocillin

Trình bày và đóng gói:

Bột pha tiêm: 1 g x hộp 1 lọ bột + 5 ml nước cất

Nhà sn xutTV Pharm

Giá thuốc: Đang cập nhật

Điều dưỡng Phạm Thị Nhật Vy - tác giả Phongkhambacsi.vn

Phạm Thị Nhật Vy

Điều dưỡng viên Phạm Thị Nhật Vy là một chuyên viên y tế chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ các bệnh nhân, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế và kiến thức chuyên môn sâu về chăm sóc bệnh nhân, cô luôn sẵn sàng xử lý trong mọi tình huống. Thái độ tận tụy, kiên nhẫn và đồng cảm với mọi bệnh nhân.

Đọc toàn bộ bài viết