Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không là băn khoăn của bất cứ phụ huynh nào có con đang mắc bệnh này. Thực tế trẻ mắc bệnh vẫn có thể tắm được nhưng phải đảm bảo tắm đúng cách, đúng thời điểm để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng ho kéo dài, có thể có đờm kèm theo sốt cao, cơ thể mệt mỏi, kèm theo khó thở. Bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể khiến bé khó thở và gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đếm tính mạng của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ngay từ sớm phụ huynh hoàn toàn có thể xử lý bằng cách bổ sung dinh dưỡng, thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện các triệu chứng bệnh mà không cần dùng thuốc. Trong chế độ sinh hoạt này, liệu trẻ bị viêm phế quản có được tắm không chính là một trong những băn khoăn lớn nhất của các phụ huynh.
Cần chú rằng viêm phế quản có thể khởi phát sau các cơn cảm lạnh cảm cúm làm nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây ra các triệu chứng vất thường trên sức khỏe. Chính vì thế phụ huynh thường lo lắng việc tắm có thể làm bé nhiễm lạnh và khiến bệnh trầm trọng hơn.
Thực tế quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bệnh có liên quan đến sự tấm công của các virus, vi khuẩn khiến sức đề kháng ngày càng suy yếu hơn. Việc không tắm rửa có thể khiến người bé không được sạch sẽ và tạo điều kiện cho các vi khuẩn này phát triển gây bệnh mạnh mẽ hơn đồng thời còn làm lây lan đến các cơ quan khác.
Các vi khuẩn, virus hoàn toàn có thể dính trên tay chân, quần áo của bé trong quá trình sinh hoạt vui chơi hằng ngày hoặc lây lan từ những người bệnh xung quanh. Chúng có thể xâm nhập vào hệ hô hấp khi bé đưa tay, chân có dính nguồn bệnh lên miệng. Chính vì thế việc rửa tay chân tắm rửa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ phần nào các nguồn gốc gây bệnh.
Bệnh cạnh đó nếu tắm rửa đúng cách phụ huynh sẽ giúp cơ thể bé được thư giãn thoải mái, dễ chịu hơn nhờ đó bé có thể tham gia sinh hoạt vui chơi thoải mái hơn. Cơ thể bẩn và bết rít có thể khiến bé bị ngứa ngày khó chịu, khó ngủ, dễ ngứa gãi và gây ra các triệu chứng ngoài da khác.
Như vậy với băn khoăn “Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không” thì câu trả lời hoàn toàn là có. Không chỉ thế việc tắm cho bé còn vô cùng cần thiết và nên đảm bảo thực hiện hằng ngày.
Cách tắm cho trẻ bị viêm phế quản đúng cách
Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không thì câu trả lời chắc chắn là có nhưng tắm thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Cần chú ý rằng việc tắm cho trẻ cần thực hiện bằng nước ấm vừa đủ, tuyệt đối không dùng nước lạnh hay nước quá nóng vì có thể làm bệnh thêm trầm trọng.
Do đó phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau khi tắm cho trẻ nhỏ
- Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé khoảng từ 33-35 độ C, trong dùng nước quá nóng vì làn da trẻ còn rất nhạy cảm, có thể khiến da bị khô trong khi nước lạnh sẽ làm bé cảm nặng hơn. Nước ấm sẽ giúp bé được thư giãn, các mạch máu được giãn nở để hạn chế tính trạng sung huyết. Cơ thể được thư giãn thoải mái sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn
- Cho bé tắm trong phòng kín gió, tránh những nơi có gió lùa
- Xả nước nóng ra sàn trước khi đưa bé vào tắm giúp tăng nhiệt độ và độ ẩm phòng. Điều này sẽ giúp hơi nước bốc hơi lên để giảm nguy cơ nhiễm lạnh.
- Tắm nhanh, không ngâm nước bé quá lâu. Tốt nhất nên tắm trong vòng 5 phút
- Mẹ có thể tắm từng phần như gội đầu xong với cởi áo, tắm phần thân trên xong mới cởi đồ tắm phần dưới. Chú ý tắm xong phần nào thì cuốn kín khăn phần đó để giữ ấm
- Nên lau khô tóc trẻ bằng khăn, hạn chế dùng quạt hay máy sấy tóc
- Tắm 1 lần/ ngày, không tắm quá nhiều.
- Nên tắm cho bé trong khoảng thời gian từ trưa đến chiều, tốt nhất là tắm trước 5h chiều khi thời tiết còn ấm. Nếu sau đó bé có nghịch bẩn nên dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch cơ thể và chân tay cho bé, thay đồ mới sạch sẽ, tránh tắm muộn có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
- Lau khô cơ thể ngay sau khi tắm và cho bé mặc đồ ấm ngay sau đó
- Chú ý sau khô các khu vực như bẹn, nách, cổ, tai vì có nhiều nếp nhăn, dễ tích nước lại khiến bé nhiễm lạnh.
Chú ý thực hiện đúng các nguyên tắc trên sẽ giúp cơ thể đảm bảo sạch sẽ, phòng tránh bệnh viêm phế quản biến chứng trầm trọng hơn.
Một số loại nước tắm cho trẻ bị viêm phế quản
Để tăng cường hiệu quả khi tắm cho trẻ, phụ huynh có thể cho vài giọt tinh dầu tràm trà hay tinh dầu sả vào nước tắm. Các tinh dầu này vừa có khả năng giữ ấm, vừa có khả năng kháng khuẩn tốt nên có thể loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra có thể kết hợp với một số thảo dược dưới đây để tắm cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng rất tốt.
Tắm nước trà xanh
EGCG trong trà xanh là chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự tấn công của các gốc tế bào đồng thời khả năng kháng viêm cũng rất tốt. Penol, catechin giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trên da và xâm nhập vào cơ thể. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng dược liệu này để tắm cho trẻ nhỏ, hiệu quả với cả trẻ sơ sinh.
Thực hiện như sau
- Dùng 1 nắm lá trà xanh rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các tạp chất
- Vò nát lá trà xanh rồi nấu cùng 2 lít nước sạch đun trong khoảng 10 phút cho sôi
- Pha nước với nước lạnh sao cho tầm 33- 35 độ, có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra
- Tiến hành tắm rửa nhẹ nhàng cho bé như trên.
Tắm với mướp đắng
Mướp đắng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần Morordicin là một glucozid tạo nên vị đắng của mướp đắng có khả năng diệt khuẩn cực kỳ mạnh có thể hỗ trợ tăng cường đề kháng và ngăn chặn các tác nhân gây ưng thư. Ngoài ra dùng mướp đắng để tắm cũng giúp cơ thể thải độc, hạ nhiệt cũng rất tốt và an toàn trên trẻ nhỏ.
Thực hiện như sau
- Dùng 1-2 quả mướp đắng tươi rửa sạch, thái miếng rồi ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Giã hoặc xay nhuyễn mướp đắng để lọc lấy phần nước cốt
- Nấu nước mướp đắng cho sôi sau đó hòa với nước ấm đã chuẩn bị trước đó
- Tiến hành tắm cho bé như bình thường
Tắm với gừng sả
Gừng, sả cũng là hai dược liệu quen thuộc có thể tìm thấy ở bất cứ đâu mà phụ huynh có thể dùng làm nước tắm cho bé. Hai thảo dược này đều có tính chất chung là làm ấm cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn máu ổn định hơn. Nhờ đó bé có thể giảm ngay các cơn sốt có liên quan đến bệnh phế quản.
Thực hiện như sau
- Chuẩn bị khoảng 2-3 nhánh sả cùng 2- 3 củ gừng
- Sả và gừng đem rửa sạch, gừng cao vỏ sơ
- Đập hơi dập gừng và sả rồi đem đun với nước trong 5- 10 phút
- Tiến hành pha nước phù hợp và tắm cho trẻ như bình thường.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đẽ giúp quý phụ huynh giải đáp băn khoăn “Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không”. Đừng quên chú ý bổ sung dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để nhanh chóng cải thiện bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.